【ti lệ cuoc】Thu nội địa chiếm 74%
Đây là những vấn đề được các phóng viên báo chí quan tâm và đã được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai giải đáp tại buổi họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ chiều 29/10.
Chưa dùng hết dự toán sẽ không cho phép chuyển nguồn
Tại cuộc họp báo về phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 10/2015,ộiđịachiếti lệ cuoc Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, năm 2015, ước tính tổng thu ngân sách vượt 16.400 tỷ đồng, tuy nhiên trong cơ cấu thu thì thu ngân sách địa phương vượt khoảng 47.000 tỷ đồng, thu ngân sách trung ương ước tính hụt hơn 31.000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân chính khiến ngân sách Trung ương hụt thu là do giá dầu thô giảm mạnh, ước tính làm giảm thu 63.000 tỷ đồng. Dự kiến đến hết ngày 31/12/2015, mức nợ công sẽ tương đương 61,3% GDP%, nằm dưới ngưỡng 65% GDP mà Quốc hội cho phép.
Chính phủ đã đề nghị bán phần vốn ở một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó có 10.000 tỷ đồng sẽ được dùng để bù đắp hụt thu. Với số còn lại, từ nay đến cuối năm, Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt để phấn đấu tăng thu, rà soát các DN, các cơ sở nộp thuế lớn, như các tập đoàn, tổng công ty, Liên doanh dầu khí Vietsopetro… để kiên quyết đôn đốc thu nợ, đảm bảo mức thu được đạt cao nhất, khoảng 34.000 tỷ đồng.
Đồng thời, trong quá trình điều hành, Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tiết kiệm chi. Đến 31/12/2015, nếu đơn vị nào, bộ ngành nào chưa dùng hết dự toán cũng sẽ trình Thủ tướng không cho phép chuyển nguồn sang năm sau, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định.
Còn 4.150 tỷ đồng quỹ dự phòng
Một giải pháp nữa để bù đắp số hụt thu của ngân sách Trung ương được Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết là, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ việc sử dụng số dự phòng chưa sử dụng là 3.500 tỷ đồng và số tiết kiệm chi thường xuyên 10% của các bộ ngành, tổng cộng khoảng 4.150 tỷ đồng. Với một loạt các giải pháp như vậy, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định sẽ cố gắng phấn đấu giảm tối đa việc sử dụng số 10.000 tỷ đồng từ phần bán vốn của DNNN.
Về cơ cấu ngân sách, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng các cấp, các ngành đã nỗ lực phấn đấu, từ đó cơ cấu thu ngân sách được cải thiện theo chiều hướng ngày càng tích cực. Trong khi giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu thu ngân sách từ nội địa chiếm tỷ trọng hơn 62%, thì đến hết năm 2015, tỷ trọng thu nội địa đã tăng lên và chiếm tỷ trọng ước khoảng 74%.
“Đây là sự chuyển đổi cơ cấu hết sức tích cực. Trong khi thu từ dầu thô, thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng giảm theo xu thế hội nhập thì thu nội địa ngày càng tăng, cho thấy cơ cấu ngân sách ngày càng vững chắc hơn. Đặc biệt là thu từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từ DNNN, DN FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.
Lùi thời hạn trình phương án tăng lương đến Tháng 3/2016
Trước đó, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 ngày 29/10, các thành viên Chính phủ đã đánh tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng và tháng 10 tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực và kết quả đạt được là đáng phấn khởi. Trong 2 tháng còn lại của năm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, địa phương cần nỗ lực cao nhất để phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và giai đoạn 5 năm 2011 - 2015.
Ngoài ra, tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về việc tăng lương cơ bản, tình hình thu chi cân đối ngân sách, việc xác định chuẩn nghèo mới...
Về báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày về xác định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 - 2020, các ý kiến thành viên Chính phủ nhất trí với phương án chuẩn nghèo thu nhập là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị, ước tính tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều là 12% và tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6%.
Về tăng lương cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức (áp dụng với đối tượng có mức lương từ 2,34 trở lên), các thành viên Chính phủ đều cho rằng tình hình ngân sách khó khăn, khó bố trí được nguồn cho tăng lương. Chính phủ sẽ tiếp tục tính toán các phương án cân đối ngân sách và sẽ trình Quốc hội phương án và thời điểm tăng lương vào kỳ họp Quốc hội tháng 3/2016.
Chính phủ cũng nhất trí với phương án của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc nghỉ lễ, Tết năm 2016 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, đợt nghỉ Tết Âm lịch 2016 từ ngày 6/2/2016 đến hết ngày 14/2/2016 (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết ngày 7 tháng Giêng năm Bính Thân). Tổng cộng nghỉ 9 ngày và không thực hiện hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần.
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Ông Đinh La Thăng: Nhường mọi sự đánh giá cho dư luận
- ·Nguyên ủy viên Trung ương kỳ vọng về Đại hội
- ·Dân được tiếp cận bí mật nhà nước đã giải mật
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine điêu đứng khi hàng loạt Bộ trưởng từ chức
- ·Ngày Vía Thần Tài: Thị trường vàng sôi động gấp 10 lần dù giá tăng đột biến.
- ·Người dân có quyền tham gia hoạt động báo chí
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Việc nhiều như nước sông Hồng, cấm cán bộ 'trốn việc' đi lễ hội
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Tổng bí thư thăm tàu hộ vệ Lý Thái Tổ và tàu ngầm Kilo
- ·Ông Nguyễn Thiện Nhân dự hội thảo 30 năm sau Đổi mới tại Oslo
- ·Người dân sa đà bia rượu khiến Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bất an
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Cá chuẩn sạch bày bán khắp nơi
- ·Chưa tìm thấy thanh niên trẫm mình xuống biển khi đi tàu Côn Đảo 10
- ·Boeing hạng nặng chở trực thăng Tổng thống Obama đến VN
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Tổng thống Ukraine cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Nga