【nhận định mc hôm nay】Nguy cơ thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất
Hiện đang bước vào thời gian cao điểm mùa khô,ơthiếunguồnnướcphụcvụsảnxuấnhận định mc hôm nay mực nước ở một số tuyến kênh nội đồng trên địa bàn tỉnh cạn gần như trơ đáy. Còn những ngày triều cường thì nước mặn có khả năng xâm nhập sâu, đe dọa đến tình hình sản xuất vụ lúa Hè thu của người dân.
Tranh thủ con nước lớn vừa qua, anh Trần Hoàng Ân, ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, bơm nước vào ruộng.
Chỉ tay về tuyến kênh dẫn nước vào nội đồng phục vụ sản xuất, anh Trần Hoàng Ân, ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tâm sự: “Mùa khô năm nay, nước kém hơn mọi năm rất nhiều, đỉnh điểm là vào trung tuần tháng 3-2016, mực nước ở dưới kênh còn hơn một gang tay. Với nước kém như vậy thì khó cho vào ruộng đúng ngày để cây lúa phát triển tốt. Nếu kéo dài, vụ lúa Hè thu này chắc chắn sẽ thất thu”. Để đưa được nước vào ruộng, anh Ân phải thức đêm canh nước lớn để bơm từng đợt cầm chừng. Mỗi lần bơm, lượng nước chỉ đủ thấm ướt cho hơn 10 công ruộng.
Mùa khô hạn năm nay, hầu hết các cánh đồng lúa ở một số địa phương trong tỉnh như: Phụng Hiệp, Châu Thành A, Vị Thủy, Long Mỹ,… đều gặp khó khăn và thiếu hụt nguồn nước phục vụ sản xuất. Ông Trần Văn Thinh, ở ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Là nông dân lúc nào cũng bám đất, bám vườn mà sống. Vụ lúa này tôi gieo sạ được bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu, chứ nếu chờ lịch xuống giống đồng bộ thì không có tiền trang trải trong gia đình, vì mọi thứ đều trông chờ vào cây lúa”. Được biết, ban đầu 7 công lúa giống OM 5451 của ông Thinh rất tốt, tuy nhiên đến ngày dứt phân thì mực nước mặt xuống thấp nên việc khui nước vào ruộng không mang lại hiệu quả, từ đó lúa chậm phát triển. Chính vì thế, ông phải nạo vét sâu các đường dẫn để đưa nước vào đồng ruộng.
Theo khuyến cáo của các ngành chức năng tỉnh, nước lớn thường kèm theo độ mặn và có thể lấn sâu vào nội đồng. Nhưng giải quyết khó khăn trước mắt và bất chấp mọi rủi ro, nhiều nông dân vẫn lấy nước để phục vụ sản xuất. Ông Lê Văn Tân, ở ấp 1, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho biết: “Hơn nửa tháng qua, 5 công ruộng giống IR 50404 nhà tôi “khát” nước trầm trọng. Những chỗ cao, đất như muốn nứt ra, cây lúa thiếu dinh dưỡng nặng. Vì vậy, dù muốn dù không, nguồn nước mặt có lợ lợ, tôi vẫn cho vào, chứ để ruộng lúa khô thì lúa không phát triển”.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, thông tin: Hiện ở địa phương vẫn còn đủ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhưng do đây là một trong những vụ lúa chính trong năm nên người dân rất lo lắng ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Bởi cây lúa muốn phát triển tốt thì rất cần nước. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng thì lượng nước phải ổn định, giúp cây phát triển khỏe, bông to, hạt chắc. Nếu thiếu nước lâu dài, cây lúa thiếu dưỡng chất, hạt lép, dễ nhiễm bệnh và dịch hại tấn công, làm cho thất mùa. Theo dự báo tới đây, khô hạn sẽ căng thẳng và gay gắt hơn nên địa phương sớm tiến hành làm sạch, nạo vét các tuyến kênh nội đồng thông thoáng. Đồng thời, tuyên truyền người dân sử dụng nước ngọt tiết kiệm, đúng mục đích, tránh lãng phí.
Theo ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, nguyên nhân mực nước ở các sông hạ nguồn xuống thấp là do ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu, cụ thể là hiện tượng El Nino kéo dài, nắng nóng, lũ về thấp. Có thể, năm nay nguồn nước ngọt từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về hạ lưu giảm từ 40-60%, so với mọi năm. Mặt khác, việc nước biển dâng cao làm tình hình xâm nhập mặn diễn ra bất thường, vì thế nguồn nước ngọt sẽ khan hiếm khá nặng. Hiện các địa phương cũng tiến hành nạo vét các tuyến kênh thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất cho người dân.
Để có nước phục vụ sản xuất, theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, các địa phương cần tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình xâm nhập mặn thường xuyên. Tranh thủ các thời gian nước ngọt xuất hiện thì khai thác và dự trữ vào hệ thống kênh, mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân tại vùng bị mặn. Thường nước ngọt sẽ xuất hiện nhiều khi mực nước xuống thấp, nhưng lưu ý trước khi lấy nước phải kiểm tra nồng độ mặn; vận hành tối đa các phương án lấy nước ngọt để tưới cho cây trồng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phối hợp với chính quyền địa phương, đóng các cửa cống ngăn mặn và đắp đập thời vụ trữ nước ngọt và quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, người dân cần cập nhật tin tức trên báo, đài thường xuyên để kịp thời ứng phó với hạn, mặn diễn ra phức tạp như hiện nay.
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng cường kiểm tra, rà soát tiến độ các dự án đầu tư
- ·Sân chơi bổ ích cho thiếu nhi
- ·Quan tâm nâng cao chất lượng rà soát, thẩm định văn bản
- ·Đồng Tháp: Khởi tố đối tượng vận chuyển trái phép 24kg ma túy
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6 (Lần 1)
- ·Bù Đốp: Nhiều khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2020
- ·Tự hào nghề báo
- ·Phát động xây dựng tuyến đường Mai Văn Bộ “sáng, xanh, sạch, đẹp”
- ·Long An đạt 19/19 chỉ tiêu Nghị quyết năm 2022
- ·45 thí sinh bước vào vòng sơ khảo “Thanh niên Cà Mau tài năng
- ·Luật sư Phan Hòa Nhựt và những thành tựu trong lĩnh vực pháp lý
- ·Trao tiền từ thiện
- ·Kiểm tra các cơ sở của Công ty F88 tại Cần Thơ
- ·Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA
- ·Mua vé tàu Tết Nhâm Thìn qua mạng: nghẽn liên tục
- ·Lan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn pháp luật
- ·Quy định về đăng ký và quản lý cư trú
- ·Những điển hình tiên tiến thi đua ái quốc
- ·Lưu ý sử dụng thẻ tín dụng để tránh bị nợ quá hạn
- ·Tuyên giáo Bình Phước đồng hành cùng xã hội