【kết quả trận đấu mỹ】“Trồng người” trên vùng đất khó
(CMO) Những năm gần đây, với sự nỗ lực, phấn đấu, ngành giáo dục huyện Ngọc Hiển từng bước vượt qua nhiều thử thách, nâng cao chất lượng. Chung tay vào phát triển, lớn mạnh ấy không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của tập thể thầy cô giáo nơi đây.
Toàn huyện Ngọc Hiển hiện có 741 cán bộ, giáo viên, trong đó hơn 70% là người ngoài tỉnh (đa số là các tỉnh thuộc miền Trung và Bắc). Tuy không phải là nơi chôn nhau cắt rốn nhưng những giáo viên ngoài tỉnh đã làm việc, cống hiến và gắn bó với vùng đất được xem là ốc đảo này như quê hương thứ hai. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, họ vẫn ngày đêm miệt mài làm việc, đem con chữ đến mọi ngõ ngách vùng sâu, góp phần đưa nền giáo dục của vùng đất nằm tận cùng phía trời Nam ngày càng vươn lên.
Những cống hiến, nỗ lực của thầy cô giáo góp phần đưa chất lượng giáo dục huyện Ngọc Hiển không ngừng đi lên. |
Cô Lê Thị Thanh Thuỷ, quê ở tận Hưng Yên, hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tâm tình: “Tính ra tôi có đến 21 năm công tác tại trường. Đã xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình nên cố gắng phấn đấu. Tập thể cán bộ, giáo viên trường này có 35 người nhưng hầu hết là người miền ngoài, đời sống chưa ổn định, nhưng các thầy cô vẫn tận tuỵ và tâm huyết với nghề”.
Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, những người thầy, người cô vẫn ngày đêm tận tuỵ, hết lòng vì công việc, rèn từng nét chữ cho học trò. Sự cống hiến, nỗ lực của tập thể giáo viên góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Ngọc Hiển. Nhiều chế độ đãi ngộ, các chính sách dành cho giáo viên xã nghèo, xã bãi ngang được thực hiện kịp thời, phần nào giảm bớt gánh nặng, khó khăn cho giáo viên, vì vậy số cán bộ, giáo viên xin chuyển giảm dần. Nhưng so với nhu cầu thực tế, đời sống giáo viên nơi đây vẫn rất cần sự quan tâm, trợ sức.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1, xã Viên An Đông Hồ Xuân Vĩnh cho biết: “Các cán bộ, giáo viên của trường hiện đang ở trên phần đất xã cho mượn, thu nhập chính cũng chỉ từ đồng lương, cuộc sống chưa ổn định”.
Ông Hà Bảo Hiền, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Nhiều giáo viên hiện còn phải thuê nhà ở. Đời sống giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới về rất khó khăn và bấp bênh do mức lương còn quá thấp mà chi phí sinh hoạt cao. Nhiều trường cần nhà công vụ cho giáo viên nhưng thiếu quỹ đất, nguồn kinh phí vận động xã hội hoá cũng không nhiều”./.
Kim Chi
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thư dâng hương tại tượng đài Lý Thái Tổ
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hải quan TPHCM có nhiều sáng kiến, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ
- ·Sử dụng hóa đơn điện tử tiến đến một thị trường xăng dầu minh bạch
- ·Bộ Tài chính thông tin về thuế nhập khẩu trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu
- ·Nghi vấn 'ông chủ' mỏ đào tiền ảo lớn nhất Việt Nam ôm hàng chục triệu USD trốn sang Mỹ
- ·Đồng Tháp: Ban hành quy chế sử dụng xe ô tô công
- ·Phí thẩm định cơ sở sản xuất rượu cao nhất là 4,5 triệu đồng
- ·Ngành Tài chính: Top đầu cải cách hành chính nhờ ứng dụng CNTT
- ·Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa
- ·Kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn tăng 31,7%
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 3/7: Nắng nóng đỉnh điểm còn kéo dài vài ngày tới
- ·Nâng cao trình độ bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- ·Hải quan Lào Cai thu ngân sách 150 tỷ trong tháng 4
- ·Sản lượng đánh bắt kỷ lục, ngư dân làng biển thu 50 triệu đồng/tháng
- ·Giá vàng hôm nay 19/3: Tuần mới nhiều kỳ vọng nhưng thiếu khởi sắc
- ·Địa phương không có nợ quá hạn mới được phép bội chi
- ·Chính thức thu phí cao tốc Hà Nội – Bắc Giang từ 25/5
- ·Công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài hưởng 40% lương trong nước
- ·Vừa bị cháy nhà, mất 3 xe hơi thì trúng xổ số 2,3 tỷ đồng
- ·Đôn đốc sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước