【ket qua da】Tập trung vào “chiến dịch bắt hổ”
Đề xuất giải pháp cho công tác phòng ngừa,o ket qua da chống vi phạm pháp luật và tội phạm tại phiên thảo luận tổ chiều qua, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đã nêu ý kiến như vậy.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu (phải) cho rằng quản lý nhà nước đang tồn tại rất nhiều vấn đề |
|
Theo ĐB Đương, tình hình tội phạm tham nhũng đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, án treo nhiều khiến người dân bức xúc. Ông đề nghị phải tập trung vào chiến dịch “bắt hổ”, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán... phải đi vào chỗ nhiều tiền, nhiều quyền lực vì chỉ vài vụ này đã bằng hàng nghìn vụ tham nhũng vặt. “Cán bộ, thủ quỹ, nhân viên xã phường chỉ có 3 - 5 triệu đồng thôi phải đứng vành móng ngựa, trong khi cả một tình trạng tham nhũng lớn gây nhức nhối như thế thì xử lý không được bao nhiêu. Cần tập trung vào người lắm tiền, sử dụng và quản lý ngân sách, có hưởng lạc, tư lợi không”, ông Đương đề xuất.
Ông Đương cho rằng: “Để tội phạm gia tăng trên địa bàn thì người đứng đầu chính quyền, công an phải chịu trách nhiệm. Lĩnh vực kinh tế, người đứng đầu đơn vị phải thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn và tài sản nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm hoặc không thông báo hành vi tội phạm xảy ra trong đơn vị, cơ quan mình quản lý”. Nhiều ĐB cũng cho rằng QH cần tiếp tục triển khai Nghị quyết 37 về phòng chống tội phạm trong các năm tiếp theo. Đồng thời, ngay trong kỳ họp này khi ra nghị quyết cần tập trung vào một số điểm về chống tham nhũng. Giao trọng trách cho từng bộ, ngành, tòa án, kiểm sát...
Nhiều ĐB khác cũng cho rằng, Chính phủ cần xem xét để có những giải pháp về căn nguyên như đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống, thực thi pháp luật nghiêm túc từ trên xuống dưới.
“Chính phủ đã điểm khá rõ những vấn đề nổi cộm”
Trước đó, cũng trong phần thảo luận Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng báo cáo của Chính phủ đã điểm khá rõ những vấn đề nổi cộm về tình hình tội phạm, các biện pháp phòng chống, tuy nhiên cần lý giải rõ hơn nguyên nhân vì sao tội phạm vẫn tiếp tục tăng. “Tại sao bây giờ tội phạm ngang nhiên như thế? Đây là do yếu tố khách quan hay là do chủ quan”, ông Lưu đặt vấn đề.
|
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, qua đánh giá các báo cáo Chính phủ, các cuộc giám sát cho thấy dù Chính phủ đã tăng cường về công tác phòng chống tội phạm, kết quả đạt được tăng cao, nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng, năm sau tăng hơn năm trước nếu không về số lượng thì lại tăng về tính chất nghiêm trọng của các vụ. “Hiện nay có quá nhiều các chương trình phòng chống tội phạm, nhưng hiệu quả mang lại chúng ta có tổng kết đánh giá được không, khi mà năm sau lại nhiều hơn năm trước”, ông Quyền đặt câu hỏi.
Đánh giá về mặt nguyên nhân, nhiều ĐB đồng tình với báo cáo Chính phủ khi cho rằng do kinh tế khó khăn tác động “bần cùng sinh đạo tặc”, đạo đức xã hội xuống cấp... Song, nhiều ý kiến lưu ý trong cách ứng xử của các cơ quan pháp luật còn nhiều vấn đề, đó là sự buông lỏng quản lý, thậm chí là bảo kê, khi xảy ra thì trốn tránh trách nhiệm. Dẫn câu chuyện đang làm nóng dư luận gần đây là vụ bác sĩ thẩm mỹ làm chết bệnh nhân rồi vứt xác xuống sông và động thái của TP.Hà Nội ngay sau việc này, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nói: “Mất bò mới lo làm chuồng, khi sự việc xảy ra rồi các cơ quan quản lý mới tổng rà soát, kiểm tra mới phát hiện
ra hàng loạt vấn đề, hàng trăm cơ sở không phép hoạt động. Tại sao cơ sở không phép vẫn hoạt động được, không phải trên trời cao mà ngay dưới mặt đất, sao cơ quan thuế không hỏi tới, rất nhiều cơ quan liên đới tới”.
Trách nhiệm hằng ngày, hằng giờ
Cũng sự việc bác sĩ thẩm mỹ ở Hà Nội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền băn khoăn: Không hiểu vì sao lại khó truy trách nhiệm trong khi rõ ràng đây là trách nhiệm quản lý nhà nước và đây là trách nhiệm hằng ngày, hằng giờ chứ không phải xảy ra chuyện mới làm. “Cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra hay chưa, nếu không phát hiện ra thì chỉ có hai trường hợp. Một là năng lực yếu kém, hai là bảo kê, ăn tiền và bỏ qua... Tất cả những cái đó phải được làm rõ”, ông Quyền bức xúc.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng quản lý nhà nước đang tồn tại rất nhiều vấn đề, người vi phạm thì bị xử lý nhưng trách nhiệm người quản lý lại xem xét không rõ và đây cũng chính là kẽ hở để tội phạm lộng hành. “Trong các đại án tham nhũng, kinh tế lớn gây bức xúc thời gian qua, nếu không có sự thông đồng, móc ngoặc giữa cơ quan quản lý thì làm sao có chuyện con tàu giá 100 triệu bị đội lên 130 tỉ, gấp 1.300 lần, làm gì có chuyện ụ nổi có 2,3 triệu USD bị thổi giá tới 9 triệu USD”, ông Lưu nói.
Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cũng nhìn nhận trong các cơ quan tố tụng đang có khá nhiều tiêu cực, vi phạm. “Trong vụ cờ bạc xảy ra ở Bắc Ninh, sòng bạc có hàng trăm người tham gia mà 2 - 3 năm trời không giải quyết khiến Bộ Công an phải đưa lực lượng về thì rõ ràng là chính quyền địa phương có vấn đề. Những vụ như thế thì quan điểm của Bộ Công an là xử lý nghiêm”, ông Hiếu nói.
Phải phối hợp được người dân và tổ chức
Cần xoáy sâu hơn nữa, cả hệ thống chính trị xem còn kẽ hở gì, cơ chế gì ở đâu, còn nói cơ chế chung chung không giải quyết được. Chúng ta cứ nói ý chí chính trị cao, còn trong thực tiễn thì hiệu quả lại thấp, tham nhũng không giảm thậm chí có xu hướng tăng. Đi tiếp xúc cử tri, tôi đặt vấn đề sự nhũng nhiễu của cán bộ công chức mà người dân phản ứng có phần tiếp tay của chính người dân, không thì làm sao cán bộ tham nhũng được. Rồi tôi cũng nói ngược lại với đồng bào cử tri, nếu người dân đến cơ quan công quyền, thực hiện việc mình cần mà thuận lợi, minh bạch, rõ ràng thì không việc gì phải đưa bao thư, bồi dưỡng mới mong được việc. Đó chính là sự cộng hưởng đôi bên cùng có lợi, nên người dân không tố cáo, khiếu nại được. Điều tôi muốn nói về cơ chế ở đây là sự minh bạch, phải làm sao để người dân biết được thủ tục như vậy, tôi có đủ là được giải quyết, để người dân không phải đưa bao thư. Tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được nhưng sao cứ để xà quần trong hệ thống. Ngay tại TP.HCM cũng vậy, nhiều cái chướng tai gai mắt trong đội ngũ của mình, mà cũng còn nhiều bức xúc, chưa làm hết được, chưa biết bắt đầu từ đâu. Do đó, phải phối hợp được người dân và tổ chức, cùng nhau chống tham nhũng, minh bạch trong chính sách và thủ tục. Làm sao người dân phát hiện tham nhũng mà họ báo cáo, trao đổi lại cho tổ chức, tổ chức đủ điều kiện tham gia vào quá trình chống tham nhũng. (Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM) ANH VŨ (ghi) |
GDP có thể đạt 5,5% Sáng 29.10, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã đưa ra nhận định khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013. Tuy nhiên, để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn trong trung hạn lại đang gặp nhiều thách thức. Về vĩ mô, chỉ số PMI tháng 9 tăng cao nhất kể từ khi tiến hành khảo sát (đạt 51,5) nhờ sự gia tăng các đơn hàng mới, đặc biệt đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất trong gần 3 năm qua. Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) trong 10 tháng đầu năm tăng 5,4% trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vực hấp dẫn vốn FDI nhất, trong 9 tháng chiếm 86,4% tổng vốn cấp mới và tăng thêm, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, giúp Việt Nam cải thiện năng lực sản xuất dài hạn và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Tương tự, khu vực FDI hiện vẫn là trụ cột trong hoạt động xuất khẩu với tỷ trọng 61,3% tổng kim ngạch (tăng 27,2% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, Ủy ban Giám sát cũng cho rằng, do chịu tác động mạnh của chính sách trong nước nên hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh hơn kể từ năm 2011 so với khu vực FDI và có phần cải thiện hơn trong năm 2013 so với 2012. Quý 4 được coi là quý có mức tăng lạm phát cao nhất trong năm, song do sức cầu còn yếu nên sẽ hạn chế đà tăng giá từ nay đến cuối năm. Dự báo, lạm phát sẽ dao động trong khoảng 0,6 - 0,8% nếu không có điều chỉnh đột biến về giá các mặt hàng nhà nước quản lý. (责任编辑:Cúp C1)
上一篇:Travis Nguyễn thừa nhận mâu thuẫn với các 'chị đẹp'
下一篇:Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguồn nước sạch sông Đà bị ô nhiễm 最新内容
热点内容
|