【bxh vdqg nga】Ngành y tế sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống
(CMO) Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám Đốc Sở Y tế Cà Mau, nhấn mạnh: “Ngành y tế đang rất tập trung để chỉ đạo tốt công tác phòng, chống dịch. Ngay từ khi có chỉ đạo từ Trung ương, UBND tỉnh, sở đã triển khai đến các cơ sở y tế để có tư thế chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống".
Theo đó, ngay tại tuyến tỉnh đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh do 2 phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm đội trưởng. Từng bệnh viện, từng cơ sở điều trị luôn được quán triệt tinh thần, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, từ khâu phân loại bệnh lây nhiễm đến cách ly quản lý điều trị theo đúng quy định. Ngoài ra, 2 khoa nhiễm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi cũng được làm nơi tiếp nhận chính để điều trị bệnh này.
Rửa tay cho học sinh bằng xà phòng cũng được các trường học khuyến cáo cho học sinh để đảm bảo sức khỏe trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. |
Bác sĩ CK2 Trần Quang Dũng, Trưởng Khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Bệnh viện đã tiến hành phân thành 3 vùng tại Khoa nhiễm: Vùng cách ly đỏ là khu vực dành cho bệnh nhân đã xác định mắc dịch; Vùng cách ly vàng là nghi ngờ bệnh, theo dõi; Vùng màu xanh là khu vực nhân viên ra vào, mặc trang phục phòng hộ khám bệnh. Đồng thời, bệnh viện cũng đã xây dựng tình huống giả định cho tất cả đội ngũ y bác sĩ: Về việc vận hành của các khoa khi tiếp nhận bệnh, việc di chuyển bệnh như thế nào, bệnh nhân ở tuyến huyện tiếp nhận ra sao. Khoa Dược phụ trách cung cấp đầy đủ thuốc, Khoa Chống nhiễm khuẩn cung cấp nước sát khuẩn. Trên cơ bản để nhận diện đúng bệnh, các khoa, nhân viên bệnh viện sẽ có sự phối hợp tốt và luôn ở trạng thái sẵn sàng, không quá lo lắng cũng không chủ quan, coi thường dịch bệnh”.
Chiều ngày 31/1/2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh phối hợp với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh tổ chức tập huấn trực tiếp hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) cho đội ngũ y bác sĩ chủ chốt ở các cơ sở y tế trên địa bàn. Cung cấp các kiến thức về đường lây, đối tượng nhiễm, biểu hiện; Các kỹ thuật sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng cách; Hướng dẫn cách phòng ngừa, động thái xử lý trong phòng bệnh, tiêu trùng, khử độc cũng như cách phát hiện sớm ca bệnh để cách ly và điều trị kịp thời.
Với đội ngũ gần 6.000 y, bác sĩ và khoảng 128 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh, khi cần có thể huy động kịp thời. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, thiết bị y tế tại các bệnh viện, nhất là cơ sở y tế tuyến huyện hiện vẫn chưa đáp ứng công tác phòng chống dịch.
Ghi nhận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, ngoài cơ số thuốc đang cho nhập về thêm thì trang phục phòng hộ y tế hiện bệnh viện còn 50 bộ, chỉ đáp ứng 1 ca. Hoá chất Cloramin B cũng cần rất nhiều để rửa chân, sát trùng. Đặc biệt, khẩu trang y tế chưa thực hiện cấp phát được cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh này liên quan 2 vấn đề: Theo dõi cơ bản bằng máy chụp X-quang tại giường, 2-4 giờ chụp một lần, nếu vận chuyển sẽ lây nhiễm. Thứ 2 là máy thở, hiện bệnh viện chỉ có 30 máy thở/90 máy theo nhu cầu, nếu bệnh nhiều sẽ rất khó khăn.
Bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc bệnh viện tỉnh đề xuất: “Trước mắt chúng tôi liên hệ các tuyến huyện, khi kịch bản xấu xảy ra phải luân chuyển máy móc này. Nhưng nếu dịch bùng phát cộng đồng sẽ không điều động được. Do vậy, cần hỗ trợ thêm 10 máy thở và 1 máy chụp X-quang di động nữa để dự phòng và một số hoá chất, đồ phòng hộ cũng nên tăng cường”.
Hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện hiện nay đang rất lo lắng về cơ sở vật chất của địa phương khi tiếp nhận bệnh. Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Lê Phong quan ngại: “Trước mắt, nếu xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên nên chuyển tuyến tỉnh xử lý. Còn nếu tiếp nhận bệnh, hiện tại chỉ đáp ứng mức độ vừa phải. Điều cần nhất bây giờ là hỗ trợ về các thiết bị phục vụ cho công tác điều trị”.
Về phía tâm lý người dân Cà Mau hiện nay, theo ghi nhận thực tế, mặc dù thông tin về tình hình dịch bệnh hầu đều được nắm bắt qua báo, đài, các trang mạng xã hội, nhưng ý thức phòng tránh vẫn chưa cao.
Hành nghề chạy xe ôm nhiều năm nay, cũng là đối tượng dễ tiếp xúc với nhiều người, khi hỏi về khả năng lây nhiễm dịch bệnh, ông Hưng, Phường 9, TP Cà Mau, vô tư: “Thông tin thì có nắm hết đó, trên xe vẫn có khẩu trang nhưng dịch bệnh này còn ở Trung Quốc với Hà Nội, chưa tới Cà Mau đâu!”.
Chị Hằng, buôn bán tạp hóa tại Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau, tỏ ra bình thản: “Có nghe thông tin về dịch bệnh, rồi nghe nói là đeo khẩu trang thôi, chứ cũng chưa biết phòng ngừa như thế nào”.
Để dịch bệnh tránh lây lan, bùng phát cũng như đảm bảo sức khoẻ, tính mạng người dân. Hơn hết, ngoài sự chuẩn bị về công tác chuyên môn, ứng phó với dịch bệnh, cần nhất là tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng Nhân dân với những thông tin chính xác về cách phòng tránh trước khi có dịch xảy ra./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Giá vàng hôm nay ngày 16/1/2015: Thụy Sĩ tách khỏi EU, giá vàng tăng kỷ lục ngày thứ 5 liên tiếp
- ·Đại gia Việt Nam và những biệt danh ‘để đời’
- ·Tăng lương 2015: Nhật Bản tăng lương nhân viên để phục hồi kinh tế
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Xuống tiền tỷ mua siêu xe chơi Tết
- ·Những laptop giá rẻ cho sinh viên 2014
- ·Giỏ quà tết năm 2015: Hình thức phong phú, cảnh giác hàng dỏm
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Thị trường trái phiếu chính phủ 2015 sẽ ra sao?
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·AFF Cup 2014: Phe vé “méo mặt” vì người hâm mộ thờ ơ
- ·Xe ô tô Porsche do Manfred Hering phục chế
- ·Quà tặng cho ông Obama ngày càng giảm
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Smartphone hot nhất sẽ ra mắt trong năm 2015
- ·Nông sản Việt xuất ngoại: Chôm chôm... đen thui tại siêu thị Mỹ!
- ·Xe ô tô nào bán chạy nhất tháng 1/2015?
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Trang phục, bát đĩa APEC gây sốt ở Trung Quốc