会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【fcb8 top】Khai mạc Đại hội đồng IPU!

【fcb8 top】Khai mạc Đại hội đồng IPU

时间:2024-12-26 03:25:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:299次

ipu 132 tại việt nam

Nhà Quốc hội - nơi diễn ra lễ khai mạc IPU-132. Ảnh: VGP/Vũ Dũng

Tham dự lễ khai mạc Đại hội đồng IPU 132 có hơn 900 đại biểu đại diện cho 160 đoàn đến từ các nghị viện thành viên,ạcĐạihộiđồfcb8 top thành viên liên kết, quan sát viên và khách mời quốc tế.

Đại hội đồng IPU-132, diễn ra từ 28/3-1/4, là sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử-ngoại giao hết sức to lớn, thể hiện tinh thần chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng của Quốc hội Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm trong tổ chức liên nghị viện toàn cầu và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại Đại hội đồng, nghị sỹ từ các nơi trên thế giới sẽ tham gia thảo luận về chủ  đề “Các mục tiêu phát triển bền vững, biến lời nói thành hành động”. Đây là chủ đề lớn mang tính trọng tâm, vừa đánh giá kết quả thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) mà các thành viên Liên Hợp Quốc đã cam kết mạnh mẽ từ năm 2000, vừa đề ra những khuôn khổ cho sự phát triển tiếp theo.

GIỚI THIỆU LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI IPU

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1889, tại Paris, thủ đô nước Pháp, Liên minh nghị viện thế giới đã được thành lập theo sáng kiến của hai nghị sĩ đồng thời cũng là hai chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình là Frederic Passy – người Pháp và William Randal Cremer - người Anh. Ý tưởng ban đầu của hai nghị sĩ này là mong muốn biến Liên minh nghị viện thế giới thành một phong trào tiên phong đấu tranh vì hòa bình. Ngay từ khi thành lập, mục tiêu của IPU là tạo nên một cơ chế như là trọng tài quốc tế. Nhưng cùng với thời gian và diễn biến của tình hình thế giới, phạm vi hoạt động của IPU đã được mở rộng vì các vấn đề liên quan đến hòa bình đã trở thành yêu cầu cấp thiết và rõ nét. Phấn đấu cho nền hòa bình thế giới, IPU hướng tới việc củng cố cơ sở pháp lý tạo nền tảng cho các mối quan hệ quốc tế. Xuất phát từ sự nhìn nhận các yếu tố kinh tế, xã hội, tư tưởng trong nhiều trường hợp là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa các quốc gia, tổ chức thế giới của các nghị viện dần dần đã tiếp cận và dành sự quan tâm ngày càng nhiều hơn đối với các vấn đề mang tính toàn cầu.

Ban đầu Liên minh nghị viện thế giới xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là:

- Bày tỏ chính kiến của các nghị sĩ về tất cả các vấn đề quốc tế qua đó thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp bằng con đường nghị viện.

- Phấn đấu nhằm củng cố các thể chế dân chủ và đề ra các chính sách, các sáng kiến và khuyến nghị nhằm phát triển thể chế nghị viện cũng như cải thiện các chức năng hoạt động và nâng cao uy tín của thể chế này.

Quá trình hình thành và phát triển của IPU đã chứng minh vai trò của tổ chức, từ lúc ban đầu chỉ đơn giản là một Hiệp hội của các nghị sĩ, IPU đã trở thành một tổ chức liên nghị viện của cả thế giới.

IPU đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế, là cội nguồn của phong trào đưa đến việc thành lập Hội quốc liên, sau đó là Liên hợp quốc, là nhân tố quan trọng cho việc hình thành Tòa án quốc tế La - Hay sau này. IPU luôn tạo ra cơ hội đưa ra những đề xuất, sáng kiến mới thúc đẩy sự nghiệp vì hòa bình và hợp tác quốc tế. Do những đóng góp tích cực của mình, tám nhân vật hoạt động nổi tiếng của Liên minh nghị viện thế giới đã được nhận giải thưởng Nobel vì hòa bình trong thời gian từ 1901 đến 1927. Ngay trong thời kỳ hai cuộc chiến tranh thế giới, mặc dù buộc phải gián đoạn hoạt động, nhưng dưới những hình thức khác nhau IPU vẫn đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình và sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc.

Hơn một thế kỷ qua, IPU là biểu tượng của sự thống nhất và hoạt động ngoại giao nghị viện giữa các nhà lập pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới, là nơi tập trung đại diện của tất cả các xu hướng chính trị. Vì vậy IPU có thể được ví như một trạm quan sát đặc biệt sự tiến triển của các trào lưu tư tưởng chính trị của thế giới.[1]

Điều 1 Quy chế Liên minh Nghị viện thế giới xác định bản chất và mục đích của tổ chức:

1. Liên minh Nghị viện thế giới là tổ chức quốc tế của cơ quan lập pháp các quốc gia có chủ quyền.

2. Là trung tâm đối thoại Nghị viện trên toàn thế giới, kể từ năm 1889, Liên minh Nghị viện thế giới hoạt động vì hoà bình, hợp tác giữa các dân tộc và vì nền tảng vững chắc của các thể chế đại diện. Vì mục đích đó, Liên minh cần:

(a) Đẩy mạnh tiếp xúc, phối hợp và trao đổi kinh nghiệm giữa Nghị viện và Nghị sĩ của tất cả các quốc gia;

(b) Xem xét các vấn đề quốc tế cùng quan tâm và thể hiện quan điểm của  Liên minh về các vấn đề đó nhằm hỗ trợ các Nghị viện và Nghị sĩ có những hành động cụ thể;

(c) Góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong phạm vi toàn cầu, trên cơ sở tôn trọng và coi quyền con người là nhân tố cơ bản của nền dân chủ nghị viện và phát triển;

(d) Góp phần nâng cao kinh nghiệm hoạt động, củng cố và phát triển phương thức hoạt động của các thể chế đại diện.

3. Cùng chung mục tiêu với Liên hợp quốc, Liên minh hỗ trợ các nỗ lực và hợp tác chặt chẽ với tổ chức này. Liên minh cũng hợp tác với các tổ chức Liên nghị viện khu vực, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cùng phần đấu vì lý tưởng chung.

Viết Cường

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tình tiết mới trong cuộc tìm kiếm máy bay MH370
  • Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Việt Nam loại trừ thành công bệnh đau mắt hột
  • Đầu tư 2.310 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp số 03 Hưng Yên
  • Không chấp hành kiểm tra, người đàn ông đốt xe máy cháy rụi
  • Khủng bố IS chặt tay, hành quyết trẻ em vì ăn cắp đồ chơi và thức ăn
  • Khen thưởng đột xuất các chiến sĩ dân quân
  • TP.Thuận An: 2 ngày, xử lý hơn 300 trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch
  • Công an thông báo truy tìm đối tượng giết người ở Phú Giáo
推荐内容
  • Thanh Hóa: Đuối nước và điện giật làm 3 người chết, 2 người bị thương
  • Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lụt và mưa lũ
  • Phú Yên quy hoạch khu đô thị 442 ha
  • Ngành y tế TP Hồ Chí Minh: Hỗ trợ 30.000 túi thuốc gia đình, sẵn sàng lên đường 'chi viện' miền Bắc
  • Phát huy giá trị sản phẩm OCOP
  • Đầu tư gần 2.400 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp số 5 Hưng Yên