会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ lệ anh】“Điểm danh” mặt hàng tận dụng được ưu đãi khi xuất sang Liên minh Á!

【tỷ lệ anh】“Điểm danh” mặt hàng tận dụng được ưu đãi khi xuất sang Liên minh Á

时间:2025-01-09 07:50:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:640次

diem danh mat hang tan dung duoc uu dai khi xuat sang lien minh a au

Dệt may xuất sang EAEU có tỷ lệ tận dụng C/O EAV cao nhất,ĐiểmdanhmặthàngtậndụngđượcưuđãikhixuấtsangLiênminhÁtỷ lệ anh hơn 76%. Ảnh: Phan Thu.

Đã cấp 9.908 C/O EAV

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kể từ khi thực hiện đến nay, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EAEU đã mang lại những kết quả tích cực cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2016 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,04 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2015. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,77 tỷ USD, tăng 10%, xuất khẩu của EAEU sang Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, tăng 45%. Về tổng thể, Liên bang Nga chiếm khoảng 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU.

Những số liệu sơ bộ của 8 tháng đầu năm 2017 cũng cho thấy thương mại giữa Việt Nam và khối EAEU đang tiếp tục tăng trưởng. Theo đó, thương mại 8 tháng đầu năm 2017 giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã tăng trên 29% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 37%, xuất khẩu của Liên minh tăng 18%.

Về xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU, từ khi hiệp định có hiệu lực cho đến cuối tháng 7/2017, Việt Nam đã cấp 9.908 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV (C/O EAV) cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU với tổng kim ngạch đạt 354,3 triệu USD, chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện.

Tuy nhiên, nói chung tỷ lệ sử dụng C/O EAV không cao (khoảng 20%). Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng C/O EAV cao để xuất khẩu sang EAEU bao gồm: Giày dép (54,3%), rau quả (59,2%), thủy sản (69,1%), gạo (69,3%), hạt tiêu (75,5%) và dệt may (76,1%).

Ở chiều ngược lại, từ khi FTA có hiệu lực cho đến nay, các dòng hàng nhập khẩu áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam có xu hướng tăng. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2016, có 25 dòng hàng có kim ngạch nhập khẩu theo Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EAV với tổng kim ngạch khoảng 44 triệu USD, tương đương khoảng 12% của tổng kim ngạch nhập khẩu từ EAEU.

Nhưng trong 7 tháng đầu năm 2017 con số này đã tăng vọt lên 65 dòng hàng với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 305 triệu USD, tương đương trên 23%. Các mặt hàng được hưởng lợi chủ yếu là lúa mỳ (100%), ngô (88%), phân bón các loại (25%), nhựa và các sản phẩm nhựa (29,2%); giấy và các sản phẩm giấy (23,6%), hợp kim nhôm (40,3%); ô tô chở hàng (46,7%)…

Tiến tới chứng nhận và xác minh xuất xứ điện tử

Có thể thấy, các con số trên chứng tỏ FTA Việt Nam và EAEU đã và đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng của Việt Nam cũng như 5 nước thành viên EAEU trong việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo Hiệp định này.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong 7 tháng đầu tiên kể từ khi FTA có hiệu lực, thương mại hai chiều đã tăng khoảng 27% so với cùng kỳ trong giai đoạn này. Điều đáng chú ý là kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng đối với không chỉ các mặt hàng đã được cắt giảm thuế quan ngay về 0% từ khi Hiệp định có hiệu lực mà cả mặt hàng đang được cắt giảm thuế quan theo lộ trình.

Song để đạt được kết quả lớn hơn thế, hai bên đã thống nhất phương hướng và các hoạt động hợp tác cụ thể cần được thực hiện trong thời gian tới trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật….

Đáng chú ý, hai bên thống nhất sẽ phối hợp xây dựng hệ thống chứng nhận và xác minh xuất xứ điện tử và hoàn thành trước cuối năm 2018.

Một đại diện của Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế Á - Âu và các cơ quan chức năng của các nước thành viên EAEU theo dõi thực thi hiệu quả FTA Việt Nam – EAEU, trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền kết quả FTA; giữ kênh thông tin, tham vấn với doanh nghiệp về việc thực thi hiệp định để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời (hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, tham vấn với phía EAEU, chuẩn bị cho kỳ rà soát đầu tiên vào cuối năm 2019.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp hai bên nắm bắt được thông tin về hiệp định, tìm ra và tận dụng các cơ hội hiệp định này mang lại; ký kết các văn kiện song phương và đa phương, mở cửa thị trường hơn nữa nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EAEAU.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
  • Sai phạm điểm thi THPT: Quy trình đúng nhưng con người cố tình làm sai thì khó!
  • Những cách xem điểm chuẩn đại học 2018 nhanh và chính xác nhất
  • Dự báo thời tiết hôm nay ngày (4/8): Cảnh báo tố lốc và sạt lở đất nhiều nơi do mưa lớn
  • Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
  • Xe điện cân bằng lại phát nổ, Bộ KH&CN sẽ sớm ban hành quy chuẩn
  • Đã kết luận sai phạm, vì sao đến nay vẫn không kỷ luật lãnh đạo HUD?
  • 8 việc nhà báo không được làm trên mạng xã hội
推荐内容
  • Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
  • Thu giữ hoa quả tươi nhập lậu từ vùng biên về nội địa tiêu thụ
  • Mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 9
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không có khoa học công nghệ thì đất nước không thể phát triển
  • Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
  • Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành