【soi keo ngay mai】Thị trường Chứng khoán Việt Nam gia tăng sức hút với dòng vốn quốc tế
Cũng không ngoại lệ,ịtrườngChứngkhoánViệtNamgiatăngsứchútvớidòngvốnquốctếsoi keo ngay mai khối ngoại đã bán ròng liên tục và ít nhiều đã có dấu hiệu rút vốn nhẹ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, diễn biến dòng vốn ngoại không tác động quá nhiều tới diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua và Việt Nam đầy triển vọng để sớm thu hút trở lại dòng tiền này mạnh mẽ hơn.
Bài 1: Khối ngoại bán ròng mạnh - bất thường hay bình thường?
Tiếp nối năm 2020, từ đầu năm 2021 đến nay, dù chiều hướng giảm dần, song nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa chấm dứt xu thế bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, diễn biến này không có sự bất thường, mà là xu thế chung của nhiều thị trường trên thế giới. Diễn biến của dòng tiền ngoại không cản được đà tăng của thị trường nhờ trợ lực rất mạnh mẽ của dòng tiền nội.
Khối ngoại bán ròng - xu thế chung nhiều nước
Trong 9 tháng năm 2021, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi của khu vực châu Á và Đông Nam Á. Chỉ số VN-Index vẫn giữ mức tăng trưởng hơn 19%, tương đương với các thị trường Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) và khu vực Đông Nam Á đã “xóa sạch” thành quả từ đầu năm và giảm lần lượt 2% và 3,1%.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, theo thống kê, từ đầu năm cho tới nay, khối nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài (NĐTNN) đã bán ròng 31.450 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,38 tỷ USD) trên TTCK.
Ông Phạm Quốc Đạt - Giám đốc Phát triển khách hàng tổ chức, Khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức của Công ty Chứng khoán SSI (SSI), cũng cho rằng đà bán ròng của NĐTNN đã diễn ra liên tục kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020. Tính từ đầu năm 2020 đến đầu tháng 9/2021, mức bán ròng của NĐTNN đã lên hơn 2,2 tỷ USD.
Chuyên gia của SSI cho rằng, việc NĐTNN bán ròng tại Việt Nam đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu đến từ việc dòng vốn vào các thị trường cận biên và mới nổi bị rút chung. Việc triển khai tiêm vắc-xin hiệu quả và đưa ra những gói kích thích kinh tế quyết liệt hơn ở những nước phát triển khiến NĐT kỳ vọng vào khả năng phục hồi mạnh hơn và nhanh hơn ở những thị trường này, dẫn đến sự dịch chuyển dòng vốn.
Ông Ngô Quốc Hưng cũng cho hay, việc bán ròng của NĐTNN diễn ra không chỉ riêng thị trường Việt Nam. Ở các thị trường khác như Malaysia, Philippines, Thái lan,… hay Hàn Quốc, Đài Loan,... đều bị khối ngoại bán ròng kể từ đầu năm cho tới nay. Trong đó, nhiều nước còn bị bán ròng mạnh hơn và thậm chí bị rút ròng rất lớn.
Bình luận về diễn biến dòng vốn ngoại, ông Lê Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Đầu tư, Trưởng phòng Nghiên cứu Dragon Capital cho biết thêm, một trong những nguyên nhân khiến vốn ngoại bán ròng mạnh trên TTCK Việt Nam đến từ khối NĐT Hàn Quốc. Theo đó, trong vòng 12 tháng vừa qua, NĐT Hàn Quốc đã thoái vốn rất nhiều khỏi TTCK Việt Nam. Nguyên nhân đầu tiên là do dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam rất mạnh trong giai đoạn 2017 – 2018 và đã trải qua chu kỳ 3 năm (một chu kỳ đầu tư của các quỹ), nên họ bắt đầu bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận. Nguyên nhân thứ 2 là các NĐT Hàn Quốc đang có trào lưu đầu tư mới như Bitcoin, Fintech,… nên theo thời gian các NĐT này chuyển tiền sang kênh đầu tư đó.
Ngoài ra, ông Tuấn còn cho hay, thời gian vừa qua, có một lượng tiền khá lớn từ P-Notes (chứng chỉ tham gia đầu tư - mang tính chất đầu cơ, vào nhanh ra nhanh – PV) đã rút ra khỏi Việt Nam cũng góp phần khiến cho dòng tiền ngoại trên TTCK bán ròng mạnh hơn.
Dòng tiền nội tạo sức bật và “cân luôn” tiền ngoại bán ròng
Ông Ngô Quốc Hưng cho rằng, việc khối ngoại bán ròng trong năm 2020 và kể từ đầu năm cho tới nay đã không còn tác động mạnh đến thị trường chung cũng như tâm lý NĐT, một phần do quy mô của thị trường hiện tại đã lớn hơn nhờ dòng vốn nội. Hơn nữa, hoạt động bán ròng của khối ngoại cũng đi liền với hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư, dòng tiền có sự dịch chuyển sang các quỹ ETF và thị trường trái phiếu chính phủ.
“Lực đẩy giúp thị trường trong nước tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số và những phiên giao dịch “tỷ USD” đã trở nên quen thuộc lại chính là dòng tiền nội, trong đó có sự đóng góp của làn sóng các NĐT mới. Sức bật từ dòng vốn nội không những đưa chỉ số đi lên mà còn “cân” cả lượng bán ròng của NĐTNN” - chuyên gia của MBS nói.
Phân tích sâu hơn về điều này, ông Phạm Quốc Đạt cho biết thêm, dòng vốn ngoại dẫn dắt thị trường trong giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2019, NĐTNN chiếm khoảng 15 - 18% giá trị giao dịch trên HOSE. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm mạnh trong 2 năm gần đây trong bối cảnh NĐTNN liên tục bán ròng còn NĐT trong nước lại tham gia ngày càng mạnh mẽ. Trung bình 8 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch của NĐTNN chỉ chiếm 7,5% tổng giá trị giao dịch trên HOSE, giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2015 - 2019. Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trên TTCK Việt Nam cũng giảm từ 21% xuống còn hơn 17%. Do đó, NĐTNN không còn tác động quá lớn đến TTCK thời gian qua, bằng chứng là từ đầu năm 2020 đến nay, NĐTNN bán ròng tổng cộng hơn 2,2 tỷ USD, song TTCK Việt Nam vẫn liên tục lập đỉnh mới.
“Điểm sáng nhất đó là dù liên tục bán ròng và tỷ trọng giao dịch của khối ngoại so với tổng giá trị toàn thị trường ngày càng thu hẹp, tác động lên tâm lý của NĐT cũng như chỉ số không còn lớn như trước” – ông Phạm Quốc Đạt nói.
Ông Hồ Minh Trí – Giám đốc Phát triển kinh doanh của Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cho rằng, việc rút vốn của NĐTNN chỉ là nguyên tắc quản lý rủi ro của các quỹ, tổ chức nước ngoài khi xảy ra các sự kiện rủi ro lớn như Covid-19, cùng với một số đánh giá về việc mặt bằng định giá của thị trường đã tăng cao so với đầu năm. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi triển vọng tích cực trong dài hạn của nền kinh tế và TTCK Việt Nam.
“Một điều đáng chú ý là xu hướng dịch chuyển dòng tiền từ các quỹ truyền thống sang quỹ ETF nhờ chi phí quản lý thấp cùng với hiệu quả đầu tư tích cực. Theo đó, dù xu hướng chung của dòng vốn ngoại là bán ròng, chúng ta vẫn có thể nhận thấy sự xuất hiện của nhiều NĐT mới trên TTCK Việt Nam, sẵn sàng giải ngân khi có cơ hội phù hợp. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, các quỹ chủ động bị rút ròng 191,6 triệu USD, nhưng bù lại các quỹ ETF lại hút ròng gần 700 triệu USD - gấp 3 lần lượng vốn ETF vào của cả năm 2020” - ông Hồ Minh Trí thông tin thêm.
*Ông Hồ Minh Trí – Giám đốc Phát triển Kinh doanh SSIAM: Khối ngoại bán ròng không cản được đà tăng của thị trường
Dòng vốn nội đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) từng chiếm tới 15 - 18% tổng giá trị giao dịch trên thị trường trong những năm trước đây, tuy nhiên hiện nay chỉ chiếm khoảng 7 - 9%. Nếu như trước đây NĐT nội thường hay có tâm lý đầu tư theo động thái của khối ngoại, thì hiện nay, khối ngoại không còn đóng vai trò quá lớn trong quyết sách của NĐT. Vì vậy, việc bán ròng của NĐTNN không cản được đà tăng dài của VN-Index từ tháng 8/2020 đến nửa đầu năm 2021.
*Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Đầu tư Dragon Capital: Dòng tiền ngoại có thể dương trở lại trong 3 – 6 tháng tới
Tính từ đầu năm đến đầu tháng 9, khối NĐT đã bán ròng khoảng hơn 1,3 tỷ USD trên thị trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng bán ròng của NĐTNN trên sàn đang giảm dần. Trong vòng 6 đến 12 tháng tới, lượng tiền ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không lớn như thời gian vừa qua. Tôi cho rằng, việc khối ngoại giảm bán ròng là tín hiệu khả quan, thậm chí, con số giao dịch khối ngoại có thể dương trở lại trong vòng 3 đến 6 tháng tới.
Hải Băng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mở ra cơ hội mới đột phá phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng
- ·Xuất khẩu giày dép: Những tín hiệu vui
- ·EVN làm việc với Hà Tĩnh về dự án ĐZ 500kV mạch 3 Vũng Áng
- ·Nỗ lực giành lại thị trường nội địa
- ·Gạo ST 24, ST 25 bị đăng ký nhãn hiệu, Thương vụ Việt Nam tại Úc quyết liệt vào cuộc
- ·Các dự án đầu tư xử lý tro, xỉ sẽ được ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước
- ·Thêm nhiều tiện ích trên Agribank E
- ·Ngành thép: "Trước sóng cả vẫn vững tay chèo"
- ·Đa dạng quà tặng Lễ Tình nhân
- ·Hưng Yên: Quyết liệt thu hồi nợ thuế của các doanh nghiệp chây ỳ
- ·Trẻ bị u não vì chơi game online
- ·Cục Thuế Bình Dương: Khắc phục khó khăn trong điều kiện thiếu biên chế
- ·Mỹ quyết định tăng thuế đối với hãng chế tạo máy bay Airbus
- ·Đà Nẵng: “Mở đất” cho khuyến công
- ·Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- ·Các hệ thống bán hàng điện máy teo dần
- ·Tomato Media Việt Nam ghi dấu mốc 5 năm phát triển ‘thần tốc’
- ·Lạng Sơn: Xây dựng phương án tạo thuận lợi cho hoa quả tươi xuất khẩu
- ·Bộ Công Thương nói gì về tác động của giá xăng dầu tăng liên tục lên CPI?
- ·Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép và chịu sự giám sát của hải quan