【lịch thi đấu hà lan】Võ sư mê binh khí cổ
Mê võ
Nói đến võ sư Anh người ta thường biết đến là một vị võ sư rất say mê võ thuật cổ truyền. Trong thời kỳ đất nước khó khăn,õsưmêbinhkhícổlịch thi đấu hà lan chiến tranh loạn lạc, ông đã tìm đến những võ đường có tiếng ở xứ Huế thời điểm đó để bái sư học võ. Môn võ Judo được ông học đầu tiên, sau đó chuyển sang tập Taekondo.
Võ sư Nguyễn Văn Anh bên cạnh các loại binh khí cổ triều Nguyễn |
Đến năm 1968, nhận thấy võ cổ truyền dân tộc có nhiều thế võ hay, ông tìm đến võ đường Vạn An ở làng An Cựu xin học dưới sự chỉ dạy của cố võ sư Trương Thăng. Muốn tìm hiểu thêm các thế võ cổ truyền hay, ông tìm đến môn phái Thiếu Lâm Bắc phái Vi Đà ở Cồn Hến và được cố võ sư Nguyễn Giá chỉ dạy một thời gian. Ông còn học thêm Hầu quyền đạo do võ sư Hoàng Thành dạy. Không chỉ được thụ giáo võ thuật, các bài quyền binh khí các võ sư trong tỉnh, năm 1977, võ sư Anh còn ra tận Hà Nội để theo học võ Thiếu Lâm do cố võ sư Nguyễn Tiền chỉ dạy.
Cũng chính những năm tháng theo học võ tại các môn phái, võ sư Anh tích luỹ nhiều thế võ hay gắn với nhiều loại binh khí khác nhau. Cũng từ đây, võ thuật đã thấm vào da thịt. Ông xem việc duy trì và phát triển võ thuật cổ truyền dân tộc là một sứ mệnh mà ông và các võ sư khác ở các môn phái trên địa bàn tỉnh cùng nhau gánh vác, trong đó có việc lưu giữ các loại binh khí, các bài quyền hay.
Võ sư Anh cho biết, những lúc rảnh rỗi, ông thường nghiên cứu về võ thuật cổ truyền, đặc biệt là các bài quyền có sử dụng binh khí. Từ những nghiên cứu, sưu tập các bài quyền giúp ông hiểu hơn về các các loại binh khí. Ông nghĩ, chỉ có lưu giữ lại các loại binh khí cổ, các bài quyền mới giữ lại được nét đẹp, truyền thống lịch sử võ cổ truyền cho thế hệ mai sau.
Bảo tàng binh khí cổ
Từ năm 2013, võ sư Anh bắt tay vào việc tìm kiếm và sưu tập các loại binh khí cổ của triều Tây Sơn, triều Nguyễn từ các phủ đệ, các cá nhân chơi đồ cổ ở Huế.