【braga – union berlin】"Đại gia" Tata trở lại
“Mặn mà” với Việt Nam
Không phải đến bây giờ,ĐạigiaampquotTatatrởlạbraga – union berlin Tập đoàn Tata mới “để mắt” tới Việt Nam. Trong quá khứ cũng như hiện tại, Tata chưa bao giờ “lơ là” tham vọng thâm nhập thị trường Việt Nam. Theo tìm hiểu, từ năm 1997, một công ty con của Tata là Tata Steel (đơn vị đề xuất dự án thép 5 tỉ USD ở Hà Tĩnh) đã hoạt động tại Việt Nam thông qua một công ty liên doanh ở tỉnh Thái Nguyên.
Tại hội nghị quốc tế "Nhận dạng thách thức châu Á và vai trò của Việt Nam" hồi năm 2009, ông Syamal Gupta, Chủ tịch Tập đoàn Tata đã cho biết: Ngoài dự án thép 5 tỉ USD, Tata đang xem xét một số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam trong vài năm tới trong các lĩnh vực như khách sạn, vận tải và điện.
Khi đó, ông cũng tiết lộ là đang thảo luận với Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (Vinamotor) trong một dự án sản xuất xe, bao gồm xe tải và xe thương mại hạng nhẹ.
Như lời lãnh đạo của Tata nói lúc đó, Tata coi Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất châu Á trong chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của mình.
Thiếu “duyên”
Mặc dù không giấu được quyết tâm đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên, từ năm 2009 đến trước tháng 6-2013, Tata vẫn chưa có một dự án cụ thể nào ở Việt Nam.
Vào giữa năm 2007, Tata chính thức kí biên bản ghi nhớ và biên bản hợp tác dự án thép 5 tỉ USD ở khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Dự án có công suất thiết kế 4,5 triệu tấn/năm, dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2009-2015. Nhưng cho tới giờ này, dự án vẫn chưa đạt được bất cứ tiến bộ nào.
Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình CNBC-TV18 hồi tháng 12-2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã cho biết: Chúng tôi thấy Tata là một đối tác rất tiềm năng cho Việt Nam, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thép, công nghiệp nặng và công nghiệp điện. Liên quan đến dự án thép của Tata ở Việt Nam có một số vấn đề chúng ta phải tiếp tục giải quyết. Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào thị trường Việt Nam.
Còn trong cuộc họp báo cuối năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, dự án này cần tới 400 ha đất và chính quyền Hà Tĩnh phải chi tới 300 triệu USD để giải phóng mặt bằng. Chính phủ Việt Nam cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư, tuy nhiên, đây là số tiền quá lớn.
Ông Bùi Quang Vinh cho biết, về phần mình Tata chỉ có thể bỏ ra 50-100 trệu USD cho địa phương “vay”. Trong khi đó, phía Việt Nam muốn Tata ứng trước 300 triệu USD để giải phóng mặt bằng, rồi trừ vào thuế sau nhưng họ không chịu. Đây là lí do việc cấp phép cho dự án của Tata chưa thể thực hiện.
Còn việc hợp tác với Vinamotor, từ sau tuyên bố của ông Syamal Gupta, đến nay vẫn chưa có thông tin gì về việc hợp tác này được tiết lộ.
Củng cố chính sách hướng Đông
Nhưng Tata đã có thể tạm hài lòng khi Tata Power giành được hợp đồng dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 2. Sự kiện đánh dấu việc có mặt chính thức của Tata ở thị trường mà họ đánh giá là năng động ở Đông Nam Á, góp phần củng cố chiến lược “hướng Đông” của Ấn Độ
Ông Charan Wadhva, kinh tế gia của Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi phát biểu trên trang Livemint: Tập đoàn Tata là công ty đa quốc gia số 1 của Ấn Độ, họ có năng lực và uy tín để làm các dự án. Việc Tata Power giành được hợp đồng xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 là một mốc quan trọng cho Ấn Độ. Điều này sẽ giúp cho chính sách hướng Đông của Ấn Độ".
“Chính sách hướng Đông” theo cách nói của ông Charan Wadhva chính là nỗ lực của Ấn Độ từ những năm 90 nhằm phát triển các mối liên kết kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao.
Cùng với sự hiện diện ở Indonesia, Singapore và sắp tới là Việt Nam, Tata Power đã góp phần củng cố cho chính sách hướng Đông của Tata nói riêng và Ấn Độ nói chung.
"Việt Nam là một trong những quốc gia năng động trong khu vực và được coi là một trong những khu vực tăng trưởng chính của thế giới."- ông Charan Wadhva nói thêm.
Long Phú 2 (Sóc Trăng) là một trong ba nhà máy điện thuộc Trung tâm Điện lực Long Phú. Nhiệt điện Long Phú 2 đã từng được giao cho Tập đoàn Sông Đà làm chủ đầu tư từ tháng 5-2010, nhưng vào tháng 8-2012, do phải tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án thủy điện nên Tập đoàn Sông Đà đã xin trả lại dự án này. |
Lương Bằng
(责任编辑:La liga)
- ·3 thương hiệu bình giữ nhiệt an toàn hiện nay
- ·3 tỉnh tại Việt Nam có cúm gia cầm A/H5N8
- ·Đồng Nai giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 9/7
- ·Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhà nước
- ·Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường
- ·Đoàn công tác của Quốc hội tiếp tục làm việc về Luật Dầu khí (sửa đổi)
- ·TPHCM giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7
- ·Bầu bổ sung Phó chủ tịch UBND, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy
- ·Là Việt kiều... bất lực cũng lấy được vợ
- ·Bài viết của Đại tướng Tô Lâm về an ninh, quốc phòng toàn dân
- ·Lên báo nhờ tìm con hư
- ·Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên nhậm chức Chủ tịch ACMM
- ·Đồng ý cho các tỉnh, thành phố được thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà
- ·TPHCM: Người dân cần bình tĩnh vì hàng hóa không thiếu
- ·Tá hỏa mới yêu một tháng đã đòi cưới
- ·Lời khẩn cầu của Đại biểu ngành Y tế và chỉ đạo từ Thủ tướng
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng
- ·Kiện toàn nhiều chức danh lãnh đạo Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội tháng 3
- ·Long An: Tập trung khai thác tiềm năng trong xây dựng nông thôn mới
- ·TPHCM có thêm hàng ngàn điểm bán thực phẩm lưu động từ ngày 16/7