【kèo tay ban nha vs duc】Chuyển hướng kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
Đổi mới mô hình tăng trưởng,ểnhướngkiểmtrachấtlượnghànghóaxuấtnhậpkhẩkèo tay ban nha vs duc đưa đất nước lên nấc thang phát triển mới | |
Khẩn trương hoàn thiện đề án thống nhất đầu mối kiểm tra chất lượng hàng hóa | |
Hải quan kiến nghị nhiều giải pháp cải cách quản lý chất lượng hàng hóa |
CBCC Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. ẢNh: N.Linh |
Đáp ứng mục tiêu cải cách
Thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 13/11/2019 của Chính phủ, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) đang xây dựng dự thảo Đề án “Đổi mới mô hình kiểm chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.
Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, mô hình mới được triển khai theo hướng: Trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng kèm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bắt buộc áp dụng, do bộ quản lý chuyên ngành ban hành, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, lựa chọn các lô hàng có khả năng vi phạm quy định về kiểm tra chuyên ngành để thực hiện kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện kiểm tra chất lượng. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đề án sẽ cải cách toàn diện về mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp và xã hội.
Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trách nhiệm kiểm tra của cơ quan/tổ chức thực hiện kiểm tra trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, nguồn lực cho nguồn lực, cho xã hội nhưng vẫn tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dự kiến Đề án trình Chính phủ vào Quý I/2020 theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 99/NQ-CP.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan nghiên cứu một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cụ thể, tại Trung Quốc, cơ quan Giám sát, thanh tra, quản lý chất lượng và Kiểm dịch tại cửa khẩu có tên Tiếng Anh là “General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine” viết tắt là AQSIQ có chức năng kiểm tra tất cả các tiêu chí bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc; tương tự như các tiêu chí kiểm tra trong lĩnh vực kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK của Việt Nam.
Từ ngày 20/4/2018, Trung Quốc đã sáp nhập cơ quan kiểm tra chất lượng và kiểm dịch hàng hóa tại cửa khẩu vào với lực lượng Hải quan. Hải quan là đầu mối đầu tiên tại cửa khẩu thực hiện kiểm soát, kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc để làm cơ sở thông quan. Toàn bộ đội ngũ và trung tâm kiểm nghiệm kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ do Hải quan Trung Quốc quản lý và thực hiện kiểm tra, kiểm dịch, công bố kết quả.
Việc cải cách này nhằm mục đích thống nhất một cơ quan quản lý, giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp vì nếu như thực hiện như trước đây, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tiến hành thực hiện thủ tục qua hai cơ quan nhưng với sự sáp nhập này, thủ tục chỉ qua một cửa, thời gian thông quan giảm 50%.
Hay tại Hoa Kỳ, toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập cảnh tại Hoa Kỳ đều chịu sự quản lý của Sở Thuế quan và Biên phòng Hoa Kỳ (United States Customs and Border Protection, CBP) trực thuộc Bộ Nội an Hoa Kỳ (Department of Homeland Security, DHS). Nhiệm vụ của CBP là bảo vệ biên giới, ngăn ngừa những sự di dân bất hợp pháp, kiểm soát thuế quan, ngăn ngừa những tổ chức buôn bán ma túy và khủng bố quốc tế, bảo vệ bản quyền các thương hiệu, kiểm dịch và kiểm tra chất lượng hàng hóa. Cơ quan CBP là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về quản lý nhà nước về hải quan.
Từ sau sự kiện ngày 11/9/2001, Mỹ tổ chức lại bộ máy thực thi pháp luật tại cửa khẩu biên giới, theo đó, các cơ quan kiểm tra chất lượng và kiểm dịch thuộc các Bộ đã được sáp nhập vào cơ quan Hải quan, giao CBP thực hiện kiểm tra chuyên ngành hầu hết các mặt hàng tại cửa khẩu để thông quan. Các bộ có trách nhiệm ban hành chính sách pháp luật, tập huấn nghiệp vụ, đào tạo cán bộ hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành. Riêng một số mặt hàng đặc biệt cần kiểm tra chuyên ngành sâu thì giao các bộ, ngành kiểm tra (ví dụ kiểm dịch phát hiện sâu bệnh do cơ quan APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp kiểm tra). Hiện cơ quan Hải quan phối hợp với hơn 49 cơ quan chính phủ để tạo điều kiện chia sẻ và truyền dữ liệu thương mại liên ngành.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa tại các nước đã giúp rút ra bài học kinh nghiệp tại nước ta. Mô hình kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đổi mới trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm tổ chức mô hình kiểm tra chất lượng của một số nước phát triển trên thế giới và tuân thủ quy định của Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.
Mô hình kiểm tra chất lượng phải được xây dựng theo hướng tổ chức lại công tác kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đơn giản, hiệu quả, tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với hàng hóa có nguy cơ cao, có phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (cơ quan hải quan, các Bộ quản lý chuyên ngành, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định). Cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2021: Chờ đợi những sự trở lại…
- ·Người nghèo bù đắp chi phí khám bệnh cho người giàu: Quá ngược đời!
- ·WB hỗ trợ 25 triệu USD giúp Việt Nam quản lý tài nguyên nước
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Hà Nội đã xử lý hơn 2.600 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
- ·Lào Cai: Thu giữ hơn 2.000 bao thuốc lá ngoại nhập lậu
- ·QLTT Quảng Bình thu giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo, ốp điện thoại
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Bắt giữ hơn 1,5 tấn gỗ lậu vận chuyển qua đường hàng không
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Tông vào xe máy chở tôn, nam thanh niên tử vong
- ·Nghệ An: Phát hiện số lượng lớn kit test COVID
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu giữ hơn 3.000 viên thuốc trị Covid
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Thu giữ trên 13.000 khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc được rao bán trên mạng
- ·Doanh nghiệp vừa nạn nhân, vừa là tác nhân của tham nhũng
- ·Gần 1,7 tấn nho xanh nhập lậu bị thu giữ tại Lạng Sơn
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Bộ đội Biên phòng An Giang quyết liệt phòng, chống buôn lậu thuốc lá trong mùa dịch