【tl bd nha cai】Đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu thị trường trái phiếu Chính phủ
Theo bà Trần Minh Hằng-Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam, điều này đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), đòi hỏi phải tiếp tục cải cách và phát triển mạnh mẽ hơn.
Năm 2011 thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thị trường TPCP có đảm bảo được kế hoạch đề ra, tạo nguồn vốn bù đắp bội chi NSNN và bổ sung vốn cho đầu tư phát triển không, thưa bà?
Năm 2011, kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, bằng 87% kế hoạch được Bộ Tài chính giao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước (KBNN), trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính- tiền tệ nói riêng rất khó khăn thì đây là kết quả tương đối khả quan. Mặt khác, thị trường TPCP năm vừa qua có nhiều dấu hiệu rất tích cực.
Đó là, lãi suất trúng thầu TPCP đã phản ánh sát với tình hình thị trường, có xu hướng giảm dần, từ mức cao nhất là 13,3%/năm với kỳ hạn 3 năm đã giảm xuống quanh mức 12,1%/năm khi lạm phát bắt đầu hạ nhiệt; lãi suất TPCP trên thị trường sơ cấp luôn thấp hơn lãi suất trên thị trường thứ cấp và có tác động định hướng nhất định đối với thị trường thứ cấp. Ngoài ra, TPCP đã được tập trung phát hành theo phương thức “lô lớn” và bổ sung vào các lô nhỏ đã phát hành nhằm tạo ra các mã trái phiếu có khối lượng đủ lớn làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Trong số 96 đợt đấu thầu TPCP năm 2011, KBNN chỉ phát hành vào 18 mã trái phiếu với giá trị niêm yết từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng/mã. Bên cạnh đó, đã xuất hiện sự quay trở lại của các quỹ và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường TPCP. Điều đó thể hiện các thành viên đã nhận thức được vai trò quan trọng của TPCP trong danh mục đầu tư của đơn vị.
Đặc biệt, cuối năm 2011, KBNN đã phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức thí điểm một đợt hoán đổi TPCP kỳ hạn còn lại 2 năm với mục tiêu giảm mã trái phiếu, tăng khối lượng niêm yết của các mã trái phiếu đang lưu hành, tăng thanh khoản cho thị trường. Tuy khối lượng trái phiếu được hoán đổi không lớn (355 tỷ đồng) nhưng là bước khởi đầu thuận lợi cho việc tái cơ cấu thị trường TPCP trong tương lai.
Trong Thông điệp đầu năm mới 2012 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra rằng thị trường trái phiếu trong nước còn sơ khai. Vậy theo bà, thị trường TPCP còn có tồn tại, hạn chế gì cần vượt qua để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới?
Trước hết, phải nhìn nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát triển thị trường TPCP thời gian qua. Bộ Tài chính rất chú trọng đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường TPCP theo hướng hiện đại, minh bạch, áp dụng dần các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, gần đây Bộ Tài chính ban hành Thông tư 150/TT-BTC ngày 15-11-2011 hướng dẫn hoán đổi TPCP.
Đây là một nghiệp vụ mới lần đầu tiên được đưa vào triển khai thực hiện, nhằm cơ cấu lại hàng hóa, tăng tính thanh khoản cho thị trường TPCP. Công tác tổ chức phát hành cũng thường xuyên được cải tiến, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thị trường TPCP ngày càng sôi động, thanh khoản hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều việc chưa làm được ảnh hưởng đến tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường như chúng ta chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường, kỳ hạn trái phiếu không đa dạng (chủ yếu tập trung vào loại kỳ hạn 3 năm và 5 năm), chưa có trái phiếu “chuẩn”, đặc biệt là chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn.
Hình thức phát hành chủ yếu tập trung vào đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (chiếm 88% tổng doanh số phát hành). Một vấn đề quan trọng là chúng ta vẫn thiếu một lộ trình phát triển trung và dài hạn cho thị trường trái phiếu nhằm tạo định hướng phát triển rõ ràng cho các cơ quan quản lý, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư...
Với những tồn tại đó, để phát triển thị trường TPCP trong trung và dài hạn ở bối cảnh nền kinh tế vĩ mô trong thời gian trước mắt còn hết sức khó khăn. Tôi cho rằng, để phát triển thị trường TPCP chuyên nghiệp, hiệu quả không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn cần đến sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư trên thị trường.
Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra quyết định tái cơ cấu nền kinh tế với 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư; cơ cấu lại thị trường tài chính; tái cấu trúc DN Nhà nước. Trong lĩnh vực phát triển TPCP thời gian tới sẽ có những đột phá gì góp phần thực hiện định hướng chung của Chính phủ, thưa bà?
Tôi cho rằng, việc phát triển thị trường trái phiếu hiệu quả ở quy mô hợp lý sẽ giúp tạo ra cấu trúc thị trường tài chính bền vững. Sự hoạt động lành mạnh, hiệu quả của thị trường này sẽ giúp phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển, tạo “sức đề kháng” tốt cho nền kinh tế chống chọi với nguy cơ khủng hoảng tài chính từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
Mặt khác, việc phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh còn góp phần tạo ra công cụ điều hành rất hiệu quả cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô. Thực tế cho thấy, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều đã và đang sử dụng các biện pháp can thiệp thị trường thông qua việc mua, bán, hoán đổi TPCP để bơm tiền, hút tiền, điều chỉnh lãi suất trong nền kinh tế theo các mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ hết sức linh hoạt và hiệu quả.
Kiểm tra tính hợp lệ của trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành tham gia đấu thầu Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN |
Để tận dụng được cơ hội, đồng thời phát huy vai trò quan trọng đối với công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, thời gian tới sẽ chú trọng phát triển thị trường TPCP vào một số định hướng cơ bản, đó là tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường; đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu; xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường; phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
KBNN sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các quy trình từ khâu phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch trái phiếu để giảm tối đa thời gian từ khi trái phiếu được phát hành đến khi được giao dịch, nhằm tạo thuận lợi cho trái phiếu nhanh chóng được giao dịch trên thị trường thứ cấp sau khi phát hành, đặc biệt đưa tín phiếu vào giao dịch thứ cấp tại thị trường trái phiếu chuyên biệt.
Đẩy mạnh các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trái phiếu để tăng tính thanh khoản và cơ cấu lại nợ theo hướng hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện được các định hướng này, vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định là phải có lộ trình phát triển thị trường trái phiếu trong trung - dài hạn để các nhà đầu tư thấy rõ các bước đi và thống nhất với cơ quan quản lý thực hiện có hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
T.Hằng(thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Có thể khởi kiện đòi tiền khi bị lừa mua hàng trên mạng internet?
- ·Có nên cho đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự?
- ·Để con 15 tháng cho chồng, vợ bỏ về nhà mẹ đẻ sống
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ 10 ngày đầu tháng 8/2014
- ·Danh sách ủng hộ 10 ngày đầu tháng 9
- ·Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
- ·Cha cháu bỏ rơi rồi, xin mọi người cứu cháu với!
- ·Vệt nắng cuối trời
- ·Bé Nguyễn Tấn Cường đã tự thở được
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 05/2014
- ·Làm sao đòi bồ trợ cấp cho con ngoài giá thú
- ·Giám đốc BVĐKQT Thu Cúc tặng 200 triệu cho Trung tâm nhân đạo Quê Hương
- ·Nhóm bạn trẻ Hà Nội gói bánh chưng tặng trẻ em nghèo SaPa
- ·Chiến sĩ uy danh!
- ·Con cười hồn nhiên mà lòng mẹ tan nát
- ·Nước của rồng
- ·‘Muốn chết để bớt gánh nặng cho con’
- ·Gia đình khốn cùng, con bệnh nặng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 15 ngày cuối tháng 03/2014
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 10/2013