【qua bong da】Quân Pháp chiếm Rạch Giá và các cuộc khởi nghĩa trong vùng
Lịch sử khẩn hoang mở đất của Nhân dân Vị Thanh - Hỏa Lựu diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đạt được nhiều thành quả quan trọng. Làng Hỏa Lựu bên bờ sông Cái Lớn dù diện tích,ếmRạchGivcccuộckhởinghĩqua bong da dân số, dân đinh còn khiêm tốn nhưng đây là dấu ấn xác định cương thổ chính thức của vùng đất Vị Thanh xưa. Tuy nhiên, khi Pháp xâm lược đặt chế độ thống trị, nằm giữa hai tỉnh Rạch Giá - Cần Thơ, với sông Cái Lớn hiểm yếu, tiếp giáp U Minh, vùng đất và con người Hỏa Lựu - Vị Thanh, đã chịu nhiều ảnh hưởng và gắn liền với các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước.
Rạch Láng Hầm, nơi được cho là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Đinh Sâm ngày nay.
Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực
Sau khi chiếm được Hà Tiên và huyện Kiên Giang ngày 24-6-1867, chính quyền thực dân Pháp đặt hạt thanh tra Kiên Giang, rồi thành hạt thanh tra Rạch Giá vào ngày 16-8-1867.
Nguyễn Trung Trực thuở nhỏ có tên Chơn, sau lớn đổi tên Lịch. Ông sinh năm 1839, xuất thân từ tầng lớp ngư dân ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định xưa, đã tổ chức nổi dậy chống Pháp suốt 10 năm, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Chiến công lừng lẫy nhất của ông là mưu trí, táo bạo đốt cháy chiến hạm Hy Vọng (Esperance) của Pháp, tiêu diệt toàn bộ sĩ quan, binh lính Pháp trên tàu.
Khi Pháp tiến chiếm 3 tỉnh miền Tây, vua Tự Đức cử Nguyễn Trung Trực giữ chức Thành thủ úy Hà Tiên, nhưng ông chưa lên tới kịp thì Hà Tiên, Kiên Giang rơi vào tay giặc Pháp. Dù gặp tình cảnh khó khăn, ông không hề thất vọng mà cùng lực lượng nghĩa quân rút về Hòn Chông. Tại đây, chiêu mộ thêm lực lượng, lập đồn trại để phòng thủ. Từ Hòn Chông, Nguyễn Trung Trực liên lạc kêu gọi sự ủng hộ của các nhân sĩ, người yêu nước ở Tà Niên và các xã dọc theo sông Cái Lớn như: Đông Yên, Tây Yên, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận Thôn (nay thuộc huyện Long Mỹ). Đây là các xã bên kia bờ sông Cái Lớn, ngang vùng đất Hỏa Lựu. Điều đó cho thấy: Nhân dân ở đây, nhất định có người gia nhập vào đội ngũ nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
Sau một thời gian điều tra, nghiên cứu, ngày 16-6-1868, nghĩa quân bí mật, bất ngờ đánh chiếm đồn Rạch Giá, giết và làm bị thương gần 70 tên giặc, trong đó có tên chủ tỉnh Rạch Giá. Hai ngày sau, Pháp đưa lực lượng quân sự và các tên tay sai đến đàn áp nghĩa quân. Cuộc kháng cự không ngang sức, Nguyễn Trung Trực rút về Hòn Chông, rồi ra Phú Quốc. Quân Pháp điều thêm lực lượng mạnh, bao vây truy kích rất ngặt nghèo. Cuối cùng, chúng bắt được Nguyễn Trung Trực mang về Sài Gòn tra khảo, dụ hàng, nhưng trước sau ông vẫn giữ tròn khí tiết. Giặc phải đưa ông trở lại Rạch Giá xử chém. Lúc bấy giờ ông mới 29 tuổi; trước lúc chết, ông khẳng khái thét vào mặt kẻ thù câu nói lưu danh hậu thế: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Cuộc khởi nghĩa của Đinh Sâm trong vùng giữa Cần Thơ - Rạch Giá
Nhiều tư liệu lịch sử lưu lại đều viết về lãnh tụ nông dân Đinh Sâm, người tổ chức cuộc khởi nghĩa đầu tiên tại Cần Thơ, chỉ một năm sau ngày Pháp chiếm Tây Nam Kỳ.
Báo cáo của viên chủ tỉnh Cần Thơ người Pháp Seruavalle, trong tài liệu “Tỉnh Cần Thơ trước năm 1899”, ghi rõ về sự kiện này: “Năm Đinh Mão hay 1867… sau khi chiếm đóng, nhà của viên Huyện Bách ở Phong Phú (Cần Thơ) bị đốt cháy và viên tri huyện bỏ chạy”.
“Vài tháng sau,… một người An Nam tên Đinh Sâm tổ chức những đoàn quân nổi dậy ở Láng Hầm và giết chết tên Chánh tổng Định Bảo là Nguyễn Văn Vĩnh. Đúng lúc đó, chính phủ Pháp cho các đội quân An Nam tới đánh bọn phiến loạn, những đội quân đó do viên đội địa phương quận Mỹ Tho là Lộc và một người địa phương quân khác ở Gò Công tên Tấn chỉ huy. Hai người An Nam này đánh tan các đội quân phiến loạn, nhưng không bắt được chủ tướng là Đinh Sâm đã bỏ chạy…”.
Qua ghi chép trên cho thấy, nơi Đinh Sâm tập hợp nghĩa quân là vùng kinh Láng Hầm, thuộc Rạch Gòi (làng Thạnh Xuân). Rạch này cách trung tâm Vị Thanh khoảng 20km đường chim bay. Từ đây, nghĩa quân theo ngã rạch Ba Láng kéo về đánh đồn Tây ở Phong Điền, chặt đầu Cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh. Sau đó, quân Pháp truy đuổi, bắt giết nghĩa quân, tàn sát dân chúng, gây cảnh tang thương, khiến nhà thơ Phan Văn Trị phải buông tiếng khóc bằng thơ:
“Võ kiếm lòa trời, Ba Láng vàm kia còn máu hận
Văn tinh rơi đất, Trà Niền xóm ấy đượm màu sầu”
Như vậy, phạm vi cuộc khởi nghĩa khá rộng từ vùng Láng Hầm tới Ba Láng, Trà Niền. Trong phạm vi này, lẽ nào không có nghĩa quân gốc ở vùng Vị Thanh - Long Mỹ? Bởi, sau cuộc tàn sát của người Pháp, biết bao người Phong Điền đã tìm về đất Vị Thanh, lập nghiệp bên bờ sông Cái Lớn!
Cuộc khởi nghĩa của anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự tại vùng U Minh
Nhà Nam bộ học Sơn Nam trong sách “Tìm hiểu Đất Hậu Giang” có ghi một đoạn viết về viên Chủ tỉnh Brière khi thanh tra vùng Rạch Giá - Cà Mau: “Năm 1872, rừng U Minh chính là sào huyệt của hai anh em phiến loạn Đỗ Thừa,… quấy nhiễu những vùng lân cận. Cuộc bạo loạn ấy bị đàn áp thẳng tay, do chủ tỉnh Benoist…”.
Theo sách “Bạc Liêu xưa” đây là cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Cái Tàu, làng Khánh An. Hai anh em Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt, khiến quân Pháp phải khiếp đảm. Họ từng đoạt cả súng đại bác của quân địch, đem bố trí tại vùng U Minh Hạ.
Đây là cuộc khởi nghĩa từ đất Cà Mau, Bạc Liêu dài đến An Biên, Rạch Giá. Tất nhiên, có ảnh hưởng nhất định đến người dân vùng sông Cái Lớn, Hỏa Lựu - Vị Thanh. Bởi với địa thế hiểm trở, được dân tình ủng hộ, nên các cuộc nổi dậy liên tục diễn ra, khiến chính quyền thực dân Pháp lo âu, dốc sức đối phó.
Có thể khẳng định, ảnh hưởng của các cuộc khởi nghĩa từ Nguyễn Trung Trực, Đinh Sâm đến anh em Đỗ Thừa… là rất lớn trong vùng Rạch Giá - Cần Thơ - Cà Mau. Mười năm sau ngày chiếm 3 tỉnh miền Tây, chính quyền thực dân vẫn phải vất vả đối phó với nhiều cuộc nổi dậy, như họ từng nhận định: “Người bổn xứ không chịu được cách cai trị mới”.
Nhìn chung, các cuộc khởi nghĩa ở Rạch Giá - Cần Thơ và lân cận đã chứng tỏ tinh thần, ý chí kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước nồng nàn, cùng sự hy sinh xương máu của Nhân dân trong vùng. Trong đó, có sự hưởng ứng, tham gia tích cực của Nhân dân vùng Hỏa Lựu, Vị Thanh xưa. Đây là nền tảng truyền thống, tiền đề cho các phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng về sau.
VỊ THANH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Nghệ sĩ Trung Anh, Công Lý chính thức được Chính phủ đề nghị xét tặng NSND
- ·Từ 1/1/2020, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm chính thức đi vào hoạt động
- ·Lượng cổ tức chi trả trên toàn cầu giảm mạnh vì dịch COVID
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Mỹ: CEO nữ gốc Phi điều hành quỹ quản lý tài sản trị giá 1.300 tỷ USD
- ·Tín hiệu tích cực từ các giải pháp tái cấu trúc DN bảo hiểm
- ·Sony trình làng máy ảnh không gương
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Thắng lợi kép trong điều hành giá 2014
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Siêu xế độ Mercedes CLS AMG 770 mã lực
- ·6 hoạ sĩ chung tay mở triển lãm 'Cá nhân'
- ·Lễ hội Mừng lúa mới được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·NSƯT Quang Thắng về chung nhà với NSND Trung Hiếu sau 25 năm ở Đoàn kịch nói Hải Phòng
- ·NSƯT Xuân Bắc: Anh Tú ơi, mình còn bao nhiêu việc để làm!
- ·10 sự kiện ICT nổi bật trong năm 2019 do ICT Press Club bình chọn
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Triển khai nhiệm vụ tài chính