会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình arsenal gặp psv】Triển vọng ngành xoài!

【đội hình arsenal gặp psv】Triển vọng ngành xoài

时间:2024-12-27 02:56:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:448次

Vùng ĐBSCL là một trong những nơi có diện tích trồng xoài lớn nhất của cả nước. Nhiều loại xoài ở ĐBSCL như xoài cát Hòa Lộc,ểnvọđội hình arsenal gặp psv xoài cát chu, xoài tượng da xanh, xoài keo... đã được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới; trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản, New Zealand... mở ra nhiều triển vọng cho ngành xoài.

Trái xoài ở đồng bằng sông Cửu Long rất triển vọng trong xuất khẩu. Ảnh: H.TÂN

Đưa xoài… xuất ngoại

Lâu nay, xoài là một trong những cây ăn trái chủ lực của vùng ĐBSCL, chiếm khoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp có khoảng 12.171ha xoài, thuộc dạng lớn nhất vùng ĐBSCL, với sản lượng gần 124.000 tấn mỗi năm. Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết ngay từ những năm 2005-2006, tỉnh đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực cho ngành hàng xoài. Cụ thể, từ việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đê bao chống lũ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như cải tạo giống, xử lý ra hoa rải vụ, áp dụng kỹ thuật bao trái… đến sản xuất xoài theo tiêu chuẩn GAP; ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc, xây dựng mô hình “Cây xoài nhà tôi” để bán hàng qua mạng. Từ đó, hình thành nên vùng nguyên liệu xoài tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh.

Đồng Tháp cũng đã lựa chọn cây xoài là 1 trong 5 ngành hàng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2013, Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài cát chu Cao Lãnh và xoài Cao Lãnh”; năm 2019 được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài. Hiện toàn tỉnh có 977,6ha xoài được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường khó tính và 4.228ha được cấp mã vùng xuất sang thị trường Trung Quốc; được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP là 342ha… Đồng Tháp cũng thành lập 8 hợp tác xã, 37 tổ hợp tác và 23 hội quán nông dân về trồng xoài; liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài dài hạn hơn 1.073ha với trên 10 doanh nghiệp; có 5 sản phẩm của 3 cơ sở sản xuất đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao. Đặc biệt, là tháng 4-2019, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng Bộ NN&PTNT tổ chức “lễ công bố xuất khẩu lô xoài Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ”, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường cho ngành hàng xoài.

An Giang cũng là địa phương có thế mạnh trồng xoài. Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, vào tháng 5- 2019, tỉnh phối hợp cùng các ngành liên quan và Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu tổ chức lễ công bố xuất khẩu 1 tấn xoài cát Hòa Lộc đầu tiên của An Giang sang thị trường Hoa Kỳ. “Trái xoài của nhà vườn trong tỉnh được xuất khẩu sang thị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ là một tin vui, tín hiệu tốt cho ngành trái cây địa phương. Để có được thành công này, trước đó các ngành chức năng của tỉnh phối hợp chặt với Cục Bảo vệ thực vật, cùng các huyện Chợ Mới, Tri Tôn và Tịnh Biên, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà vườn… thực hiện tốt việc sản xuất theo các tiêu chuẩn mà phía Hoa Kỳ quy định. Bên cạnh đó, ký biên bản ghi nhớ hợp tác với doanh nghiệp về sản xuất xoài theo tiêu chuẩn an toàn, sạch; xây dựng vùng nguyên liệu xoài đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật canh tác, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính…”, ông Thư cho biết. 

Để phát triển thương hiệu xoài An Giang ngày càng mạnh hơn và xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới; UBND tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ cấp mã số (mã code) vùng trồng xoài tại những nơi chưa có mã số. Hiện vùng xoài tại An Giang được cấp mã code đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 18 mã, với tổng diện tích gần 244ha… Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho hay, diện tích xoài của An Giang khoảng 9.700ha, trong đó nhiều nhất là xoài 3 màu (xoài Đài Loan) và xoài cát Hòa Lộc... Trong số này có khoảng 7.000ha xoài đang cho trái với sản lượng khoảng 95.000 tấn/năm; vụ chính chiếm 70-80% sản lượng, vụ nghịch chiếm 20-30% sản lượng. Diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 193ha, sản lượng khoảng 1.900 tấn/năm…

Diện tích trồng xoài các loại ở Hậu Giang có hơn 3.500ha, trong đó diện tích cho trái thu hoạch khoảng 2.700ha, ước năng suất đạt 14 tấn/ha. Để tạo điều kiện cho nông sản tỉnh Hậu Giang thuận lợi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Sở NN&PTNT đã rà soát, tổng hợp vùng trồng các loại cây ăn trái trên địa bàn tỉnh gửi Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký mã số vùng trồng. Kết quả đến cuối năm 2020 đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp 136 mã số vùng trồng và 9 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu đi Trung Quốc. Trong đó, vùng trồng xoài được cấp 36 mã số, tổng diện tích là 1.592,44ha

Hiện xoài cát Hòa Lộc Hậu Giang đã được chứng nhận VietGAP hơn 19ha. Đây là nguồn nguyên liệu sản phẩm xoài an toàn và tỉnh đang xúc tiến kêu gọi đầu tư liên kết tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm. Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho biết: Tỉnh đã xây dựng nhiều thương hiệu, nhãn hiệu trên nhiều loại cây ăn trái như cam sành Ngã Bảy, bưởi Năm Roi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc... để quảng bá đặc sản này của địa phương. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Hậu Giang còn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của từng vùng, trong đó có vùng trồng xoài để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Nhiều diện tích xoài ở Hậu Giang được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: H.THU

Phát huy thế mạnh ngành xoài

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vina T&T Group, cho biết: “Từ tháng 4-2019, công ty chúng tôi đã xuất lô xoài đầu tiên với sản lượng 27 tấn sang Hoa Kỳ bằng đường hàng không và đường biển. Trong 3 tháng đầu năm 2021, công ty xuất khẩu mỗi tuần khoảng 35 tấn xoài. Lợi thế hiện nay là xoài được cấp phép xuất vào thị trường Hoa Kỳ và Australia với công nghệ bảo quản 30 ngày; song song đó là các hiệp định thương mại tự do được ký kết giúp cho Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường trong khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, xoài là loại trái cây có mùa vụ quanh năm, chất lượng ổn định nên doanh nghiệp thuận lợi trong việc chủ động các hợp đồng xuất khẩu…”.

Bộ NN&PTNT cho rằng, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000ha xoài, sản lượng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu nâng lên 650 triệu USD; có trên 70% cơ sở chế biến bảo quản xuất khẩu đạt trình độ và công nghệ tiên tiến… Cục Bảo vệ thực vật lưu ý, để đảm bảo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thì các địa phương ĐBSCL cần tiếp tục đăng ký vùng trồng xoài, cấp mã số; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo. Đối với cơ sở đóng gói, xử lý, phải được kiểm tra giám sát định kỳ và có sự chấp nhận của nước nhập khẩu…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, cả nước hiện có khoảng 87.000ha xoài, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 48%, đây là yếu tố rất tốt để nâng chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu và lưu hành trong thị trường nội địa. Đối với ĐBSCL, trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm 3,8% diện tích, như vậy cần triển khai mạnh hơn các mô hình này trong thời gian tới. Để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn xoài thì vai trò của các HTX là rất quan trọng; HTX chính là đầu mối để phối hợp, liên kết theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, các HTX kiểu mới là mô hình thích hợp nhất để tổ chức lại sản xuất xoài gắn với doanh nghiệp, hình thành nên vùng nguyên liệu lớn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu của nhiều thị trường khác nhau. 

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đề xuất cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mặt hàng xoài, nhằm giảm phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Làm được điều này, chúng ta cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu của những thị trường lớn để cung ứng sản phẩm phù hợp. Mặt khác, cùng với xuất khẩu xoài tươi thì cũng cần đẩy mạnh các sản phẩm xoài qua chế biến để phục vụ được nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau…

Theo Bộ NN&PTNT, toàn vùng ĐBSCL có hơn 47.000ha xoài các loại, năng suất bình quân đạt từ 11-13 tấn/ha, sản lượng khoảng 567.732 tấn mỗi năm. Trong số này, có 1.789ha xoài được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP phục vụ xuất khẩu. Năm 2020, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng xoài đạt hơn 180 triệu USD. Riêng thị trường Trung Quốc chiếm gần 84% tổng kim ngạch xuất khẩu; kế đến là thị trường Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Australia, Nhật Bản… Các nhà chuyên môn và các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, trong năm 2020 tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng xoài trên thế giới đạt khoảng 12,3 tỉ USD, nhưng Việt Nam xuất khẩu xoài còn khiêm tốn (chỉ hơn 180 triệu USD), điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ xoài trên thế giới rất tiềm năng.

 

H.TÂN - H.THU

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Khắc phục thanh van bị lỗi, Ducati tạm dừng bán Multistrada V4
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách ở Cần Thơ
  • Chủ tịch Quốc hội: Tự hào về những thành quả trong cả nhiệm kỳ
  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hungary
  • 30 năm PV GAS
  • Hà Nội lên phương án phòng, chống dịch tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp
  • Ông Hoàng Thanh Tùng làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội
  • Đa sắc màu tại lễ hội diễu hành đường phố Đồng Hới
推荐内容
  • Yên Bái: Thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm Kokosilk chăm sóc tóc chưa được phép lưu hành
  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng
  • Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật ông Triệu Tài Vinh
  • Thủ tướng: Hãy là Ánh Viên đoạt 6 HC Vàng, về phòng vẫn nước mắt chảy
  • Xe Ford Ranger, Everest nhập khẩu không đạt chuẩn an toàn kỹ thuật sẽ bị tái xuất
  • Thứ trưởng Ngoại giao Việt