会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu cúp c1 đêm nay】Lạm phát trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý!

【lịch thi đấu cúp c1 đêm nay】Lạm phát trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý

时间:2024-12-23 20:09:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:994次
Lạm phát trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý
Nhiều yếu tố thuận lợi giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân. Ảnh tư liệu

PV:CPI tháng 5 vừa qua tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm 2020-2024. Ông nhận định như thế nào về việc tăng chỉ số giá CPI vừa qua?

Ông Phạm Văn Bình: Để có đánh giá tổng thể và toàn diện về diễn biến chỉ số giá CPI, chúng ta không chỉ nhìn nhận số liệu CPI so với cùng kỳ năm trước, mà còn phải xem xét theo nhiều góc nhìn và gốc so sánh khác nhau.

Theo gốc so sánh so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 5/2024 tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Nếu xem xét về mặt phân tích kỹ thuật, mức tăng 4,44% có nguyên nhân lớn do nền lạm phát tháng 5/2023 ở mức thấp. Nếu xem xét về tác động của các mặt hàng thì yếu tố làm tăng CPI tập trung vào nhóm một số mặt hàng như giá lương thực tăng cao theo giá xuất khẩu, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá vật liệu và giá nhà thuê tăng, giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh…

Nếu chúng ta so sánh CPI theo gốc phân tích khác, như CPI tháng 5/2024 so với tháng trước cơ bản không biến động nhiều, chỉ tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước. Đây là mức tăng phù hợp với diễn biến quy luật từ đầu năm. Ngoài ra, kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 cũng làm tăng nhu cầu ăn uống ngoài gia đình, du lịch, tuy nhiên chỉ số giá các nhóm này cũng chỉ nhích tăng nhẹ. Ở chiều ngược lại giá xăng dầu trong nước theo xu hướng giảm liên tục từ tuần cuối tháng 4 cho đến nay góp phần giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Nếu đánh giá theo tiêu chí CPI bình quân thì bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước, vẫn nằm trong các kịch bản lạm phát để kiểm soát CPI cả năm 2024 ở mức 4 - 4,5% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, với dư địa lạm phát còn lại mỗi tháng so tháng trước tăng từ 0,39 - 0,6% trong 7 tháng còn lại của năm 2024.

PV: Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá đã lên các kịch bản điều hành giá ra sao để ứng phó trước áp lực lạm phát, thưa ông?

Lạm phát trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý

Ông Phạm Văn Bình

Ông Phạm Văn Bình: Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp.

Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã, đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình diễn biến giá cả thị trường, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể, cũng như triển khai các giải pháp cụ thể.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo vừa qua cũng đã đưa ra và phân tích các kịch bản để triển khai thực hiện trong các tháng còn lại của năm 2024, trong đó tập trung một số giải pháp như: Tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược. Ngoài ra, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu đề ra, phối hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...

PV:Như ông vừa phân tích, vẫn còn dư địa cho mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, dư luận đang lo lắng khi áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm còn lớn, như: việc điều chỉnh tăng lương; giá điện; giá các hàng hóa dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình, thưa ông?

Ông Phạm Văn Bình: Tính đến thời điểm hiện nay, diễn biến CPI vẫn đang nằm trong dự báo và phạm vi của kịch bản lạm phát.

Trong thời gian còn lại của năm, chúng tôi tính toán có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như: Giá gạo xuất khẩu Việt Nam khả năng có thể vẫn duy trì được mức giá cao trên thị trường thế giới trong bối cảnh nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu lớn chưa có tín hiệu nới lỏng. Giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới. Giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển cũng đang có xu hướng tăng gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước. Đồng thời với đó là việc phải tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công, sẽ gây áp lực lên lạm phát.

Bên cạnh đó, những yếu tố thuận lợi giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá có thể kể đến, như: Sự kiên định chủ trương, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Đảng và Nhà nước giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.

Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, cũng như các bộ, ngành, địa phương luôn sát sao và quyết liệt trong việc kiểm soát làm phát theo mục tiêu đề ra; nước ta có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát; hệ thống giao thông phát triển góp phần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, là những yếu tố làm giảm áp lực lạm phát.

PV: Xin cảm ơn ông!

Chủ động tham mưu giải pháp điều hành giá

Theo ông Phạm Văn Bình, trên cơ sở mục tiêu kiểm soát CPI bình quân cả năm 2024 ở mức 4 - 4,5%; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu, kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước định giá, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng và cập nhật các kịch bản lạm phát để làm cơ sở kiến nghị, tham mưu các biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Sản vật của 15 địa phương tụ hội tại Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2021
  • Thủ tướng: Thần tốc, quyết liệt hơn nữa trong truy vết, khoanh vùng Covid
  • Thần tốc tiêm vaccine và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng COVID
  • Mỗi người làm báo phải nhận thức sâu sắc “làm báo là làm cách mạng”
  • BHXH Việt Nam sẵn sàng cho công tác cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021
  • Khai mạc Giải Pickleball ngành Du lịch mở rộng lần thứ I
  • Thuỳ Linh lần thứ ba liên tiếp vô địch Vietnam Open
  • Nhiều hoạt động phòng cháy, chữa cháy
推荐内容
  • Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới
  • Ban hành hướng dẫn việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử ĐBQH
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kết quả giám sát sử dụng các nguồn lực chống dịch
  • Chủ tịch Quốc hội thăm gia đình chính sách, trao quà và chúc Tết tại tỉnh Bến Tre
  • Toyota Avanza 2023 giá chỉ từ hơn 500 triệu nhưng tiện nghi, công nghệ an toàn đa dạng
  • U20 Việt Nam đặt mục tiêu lọt vào VCK giải U20 châu Á 2025