【torino vs inter milan】Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
Chính sách tài khoá đồng hành,âydựngnềnkinhtếvữngmạnhhùngcườngtrongmộtthếgiớiđầybiếnđộtorino vs inter milan thúc đẩy nền kinh tế Dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới Thúc đẩy tăng trưởng bền vững bằng nền kinh tế sáng tạo |
Xuất khẩu tiếp tục là một trong 3 động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Trong ảnh: Hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng Quy Nhơn. Ảnh minh họa: ST |
Tạo lập mô hình với những trụ cột phát triển vững chắc
Mô hình tổng quát chưa từng có trong tiền lệ của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là mô hình kết hợp biện chứng giữa động lực phát triển không có giới hạn của nền kinh tế thị trường với mục tiêu và giá trị cao đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Mô hình là sản phẩm độc đáo của tư duy lý luận sâu sắc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được đúc kết lâu dài, thận trọng và tuân thủ những nguyên lý khoa học cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Với mô hình sắp xếp và gia tăng sự tương tác biện chứng giữa các bộ phận cấu thành được phát triển liên tục theo một trật tự, khoa học và có hệ thống 1-2-3-4-5 là 1 mô hình, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 nhiệm vụ và 5 thành phần kinh tế, khẳng định bước tiến vượt bậc trong tầm nhìn, tư duy chiến lược, năng lực phát triển lý luận nền tảng sáng tạo và triển khai thực hiện thành công ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. |
Trong gần 40 năm liên tiếp kiên định, thận trọng, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam được thực tiễn khẳng định là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện đất nước, thể hiện nhiều điểm vượt trội so với mô hình kinh tế thị trường tự do thuần túy hay mô hình kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh cứng nhắc.
Hai trụ cột cơ bản của mô hình là thị trường vận hành liên tục theo điều tiết của các quy luật khách quan như cung - cầu, cạnh tranh và lợi nhuận tối đa và nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phát huy hiệu quả vai trò, chức năng để phục vụ nhân dân vô điều kiện, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thị trường vận hành tối đa theo nguyên tắc tự do hóa để huy động triệt để và phân bổ hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học- công nghệ, tri thức quản trị. Nhà nước quản lý, điều tiết và can thiệp hợp lý vào thị trường để khắc phục những khuyết tật cố hữu, hạn chế hay giảm thiểu tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nhằm thục hiện mục tiêu tăng trưởng và công bằng.
Hai trụ cột cơ bản là chỗ dựa vững chắc để thực hiện quyết liệt 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ba đột phá chiến lược là bước phát triển sâu sắc mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tạo thêm đặc thù mô hình và phản ánh sức sáng tạo, hiện thực hóa mô hình tổng quát thành các đột phá chiến lược.
Để thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược, có 4 nhiệm vụ bao trùm của các lĩnh vực cụ thể được xây dựng một cách khoa học, bảo đảm tính biện chứng của các lĩnh vực trong hệ thống chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội thống nhất. Các nhiệm vụ đó bao gồm: xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm, bảo đảm quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ thường xuyên và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trở thành nền tảng tinh thần của toàn xã hội.
Cả 4 nhiệm vụ được thực hiện tích cực, liên tực với nỗ lực ngày càng cao của tất cả 5 thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thành phần gồm các bộ phận khác của nền kinh tế.
Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Phát triển kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các bộ phận khác được khuyến khích phát triển. Tiềm năng phát triển trong các thành phần kinh tế được huy động triệt để bằng nhiều chính sách quan trọng, phù hợp và theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện.
Với mô hình sắp xếp và gia tăng sự tương tác biện chứng giữa các bộ phận cấu thành được phát triển liên tục theo một trật tự, khoa học và có hệ thống 1-2-3-4-5 là 1 mô hình, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 nhiệm vụ và 5 thành phần kinh tế, khẳng định bước tiến vượt bậc trong tầm nhìn, tư duy chiến lược, năng lực phát triển lý luận nền tảng sáng tạo và triển khai thực hiện thành công ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Mô hình phát triển triển khai trong khoảng 40 năm qua tạo lập được nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm liên tục. Với dân số hơn 100 triệu dân, đứng thứ 15 thế giới, quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được xếp vào nhóm 5 nước có GDP lớn nhất ASEAN, Việt Nam đang có xu hướng cải thiện đáng kể sức mạnh quốc gia. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người Việt Nam thấp hơn mức bình quân ASEAN nhưng tỷ lệ hàng công nghệ cao xuất khẩu của Việt Nam cao hơn mức trung bình các nước ASEAN và thế giới (theo Ngân hàng thế giới).
Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Đây là yếu tố để tăng sức vững mạnh, hùng cường nền kinh tế. Điều này cũng được thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia nhất là các nước công nghiệp và công nghiệp mới nổi như Hàn Quốc, Singapore khẳng định.
Việt Nam đứng vào danh sách có kim ngạch xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài với nhóm 20 nước lớn nhất thế giới, cùng nhiều Hiệp định thương mại tự do triển khai thực hiện, chỉ số đổi mới sáng tạo nhằm trong nhóm 40 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất thế giới, thương hiệu quốc gia tăng trưởng vượt bậc, uy tín quốc tế được cải thiện đáng kể.
Điều này được khẳng định bởi nhận định quan trọng của Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa: ST |
Ứng phó chủ động, tích cực trước nhiều biến động
Việc tích lũy nội lực liên tục và hội nhập chủ động, tích cực góp phần cải thiện đáng kể sức chống chịu của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tích lũy tài sản của nền kinh tế tăng lên chưa từng có và độ mở của nền kinh tế rất lớn khoảng 200%. Đây là chỗ dựa vững chắc để nền kinh tế ứng phó chủ động, tích cực với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới.
Sự kết hợp hài hòa giữa chính sách đối nội và cân bằng đối ngoại như chính sách thương mại, tiền tệ - tài khóa, đầu tư là nhân tố tạo điều kiện để Việt Nam đạt được mục tiêu ổn định và phát triển mạnh trong thế giới nhiều biến động. |
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trực tiếp là Trung - Mỹ tạo ra những thay đổi bất định, tăng tính phân tán, chia cắt các nền kinh tế. Điều này có thể làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới, theo đó, thay đổi thể chế vận hành và cách thức ứng xử giữa các quốc gia.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các nền tảng như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, tạo điều kiện để có những thay đổi đột phá về năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo làm chỗ dựa.
Xung đột Nga - Ukraine, Israel - Hamas và các khu vực khác, dịch bệnh, an ninh mạng có thể tăng thêm tính bất ổn định khu vực và thế giới. Khả năng bất ổn định chuỗi cung ứng thậm chí đứt gãy vẫn còn hiện hữu.
Các cam kết quốc tế gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức và cam kết giảm phát thải ròng về 0 đến năm 2050 có thể tạo ra rào cản thương mại và đầu tư nhưng có thể tạo ra bước phát triển mới của nền kinh tế thế giới.
Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp làm tăng chí phí đầu tư để thích ứng của các quốc gia, doanh nghiệp.
Thực tế, Việt Nam đã ứng phó chủ động, tích cực với các thay đổi bất định này hiệu quả. Hàng loạt chiến lược, chính sách, quy định về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng trưởng xanh, cam kết phát thải ròng bằng 0, chuyển dịch năng lượng công bằng, đa dạng hóa thị trường gắn với phát triển sâu và thực chất quan hệ đối tác chiến lược, và chính sách phát triển bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam chủ động, tích cực sửa đổi, bổ sung hàng loạt quy định pháp luật quan trọng của nền kinh tế thị trường về đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ, góp phần tăng sức chống chịu kiên cường của nền kinh tế Việt Nam.
Sự kết hợp hài hòa giữa chính sách đối nội và cân bằng đối ngoại như chính sách thương mại, tiền tệ - tài khóa, đầu tư là nhân tố tạo điều kiện để Việt Nam đạt được mục tiêu ổn định và phát triển mạnh trong thế giới nhiều biến động.
Dường như biến động kinh tế thế giới càng lớn, tính bất định càng cao, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam càng được cải thiện. Điều đó khẳng định quan điểm chủ động, tích cực ứng phó với các biến động bất lợi và bất định của nền kinh tế thế giới phù hợp và hiệu quả.
Lạc quan với kịch bản kinh tế vững mạnh, hùng cường
Với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước công nghiệp có thu nhập cao năm 2045, Việt Nam hoàn toàn lạc quan với triển vọng kinh tế vững mạnh, hùng cường trong thế giới có nhiều biến động. Đây là quá trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trước hết cần theo dõi kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ về trạng thái phát triển kinh tế thế giới để có các kịch bản dự báo lạc quan, trung bình và kém lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới cũng như các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, ASEAN và khu vực châu Phi - Trung Đông. Phát triển mạnh các công cụ, phương pháp dự báo kinh tế thế giới khoa học, tin cậy.
Cùng với đó cần xây dựng các kịch bản kinh tế Việt Nam để ứng phó hiệu quả với các biến động này, nhận dạng đầy đủ biến động, thực chất xu hướng biến động, tính bất định để chuẩn bị đầy đủ lực lượng và nguồn lực thích ứng phù hợp. Phát triển tư duy chuyển biến động, tác động bất lợi bằng chiến lược đa dạng hóa, phân tán rủi ro và chuyển hóa thành động lực phát triển.
Đặc biệt cần coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đổi mới sang tạo, phát triển các ngành công nghiệp mới như công nghiệp bán dẫn, công nghiệp năng lượng xanh, công nghiệp trí tuệ nhân tạo gắn với việc phát triển lực lượng doanh nghiệp hùng mạnh, tạo ra thế hệ doanh nghiệp mới bằng chiến lược thúc đẩy khởi nhiệm đổi mới sáng tạo quyết liệt.
Tạo sức bật tăng trưởng mới trên cơ sở kết hợp làm mới động lực tăng trưởng truyền thống với phát huy động lực mới. Các động lực truyền thống như đầu tư công, xuất nhập khẩu, đầu tư tư nhân, tiêu dùng nội địa cần được làm mới theo những tiêu chuẩn mới của sự phát triển bền vững.
Các động lực phát triển mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, cơ chế đặc thù cần được phát huy thông qua xây dựng mô hình, thiết kế quy trình và triển khai vận hành hiệu quả.
Động lực thứ nhất là chuyển đổi số nhằm tăng cường quy mô, cường độ và phạm vi giao dịch trên không gian mạng, tăng sự minh bạch hóa nguồn lực, sự phân bổ và cơ chế vận hành, tiêu chuẩn hóa, tiết kiệm chi phí và thời gian cho các đối tượng hữu quan, thúc đẩy quá trình quản lý thống nhất và đổi mới mô hình kinh doanh.
Đây là quá trình phát triển xã hội số, công dân số, Chính phủ số theo những tiêu chuẩn phát triển mới như tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả cao. Việc xây dựng thế hệ nhà máy thông minh, thành phố thông minh, ngân hàng thông minh, tài chính số đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra đồng bộ trong hệ sinh thái phát triển.
Động lực thứ hai là chuyển đổi xanh, với các tiêu chuẩn phát thải thấp, chuyển đổi năng lượng công bằng, carbon thấp, quyết liệt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Hầu hết các nước đều quan tâm đến chuyển dịch mô hình kinh tế theo động lực này bằng việc khẩn trương ban hành chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược và mô hình quản trị theo tiêu chuẩn bền vững.
Các mô hình tổ chức sản xuất và kinh doanh mới đang quyết liệt thực hiện như xanh hóa sản xuất, tiêu dùng, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp.
Động lực thứ ba là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý vào môi trường kinh doanh, áp dụng chuyển đổi số và lồng ghép tiêu chuẩn xanh vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển từ tiêu chuẩn tự nguyện thành tiêu chuẩn bắt buộc, thậm chí luật hóa.
Động lực này thúc đẩy việc ban hành, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn và quy chuẩn cho từng ngành nghề, thúc đẩy sự phát triển các giao dịch có chứng chỉ carbon, chứng chỉ sinh thái hay các loại chứng chỉ gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Động lực thứ tư là tiếp tục triển khai mô hình liên kết vùng gắn với phát huy đặc thù, sáng tạo địa phương theo hướng khai thác sự bổ sung lợi thế lẫn nhau và tuân thủ tiêu chuẩn phát triển bền vững, tạo sự cộng hưởng nguồn lực để có thị trường của chuỗi cung ứng đầu vào, dịch vụ logistics, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, marketing và thị trường đầu ra quy mô lớn, tiêu chuẩn khoa học, chặt chẽ.
Đây là cách thức loại bỏ tình trạng chia cắt, cát cứ địa phương, làm giảm tác động của tư duy địa phương, hình thành tư duy mở và kết nối hiệu quả.
Như vậy, để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động thì cần hiểu đầy đủ tiềm năng phát triển rất lớn của Việt Nam trong điều kiện mới. Đồng thời việc coi trọng tích lũy nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu hiện đại và đặc biệt phát huy các động lực tăng trường mới với các kịch bản thích ứng tối ưu, chủ động, tích cực với các biến động kinh tế thế giới bằng công tác dự báo tin cậy và giải pháp khoa học, hợp lý là cần thiết.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Nghị quyết 23
- ·Chính phủ yêu cầu hoàn thiện một loạt quy định quan trọng về đất đai, nhà ở
- ·Nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Argentina
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Xây dựng phong trào thi đua ngày càng thiết thực, trở thành động lực phát triển xã hội
- ·Chấp hành tốt pháp luật về thuế
- ·Ngày đặc biệt đối với ngoại giao đa phương của Việt Nam
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Công an huyện Vị Thủy bắt 7 điểm bán số đề
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Tư vấn pháp luật cho hơn 2.200 trường hợp
- ·Đoàn giám sát phát hiện dấu hiệu vi phạm, Chánh Thanh tra tỉnh buộc thôi việc
- ·Chủ tịch nước: 'Nhiệt huyết thiếu đi tri thức là lửa thiếu đi ánh sáng'
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Bộ Tài chính tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư công
- ·Lãnh án 30 tháng tù vì tội trộm cắp tài sản
- ·Chủ tịch Quốc hội điện đàm trực tuyến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Phát hiện, xử lý 17 vụ vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, nhập lậu