【fiorentina – salernitana】Các địa phương nỗ lực giải ngân vốn vay nước ngoài ở mức cao nhất có thể
Chiều ngày 3/12/2024,ácđịaphươngnỗlựcgiảingânvốnvaynướcngoàiởmứccaonhấtcóthểfiorentina – salernitana Bộ Tài chính tổ chức hội nghị với các địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân
Theo đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm đến nay Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ cho công tác giải ngân.
Từ việc Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, nhập dự toán trên hệ thống TABMIS; đôn đốc phân bổ, nhập dự toán TABMIS và giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2024.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, ông Hoàng Hải chủ trì và điều hành hội nghị. Ảnh: Đức Minh |
Bộ Tài chính đã cùng với các bộ, ngành, tổ chức các đoàn làm việc với 2 bộ (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 3 địa phương (Thanh Hóa, Huế và Đắc Lắc) để nắm bắt tình hình giải ngân và xử lý các vướng mắc về thủ tục giải ngân, thanh toán, các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
Bộ Tài chính cũng trao đổi, làm việc với các nhà tài trợ đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết, hiệu lực các hiệp định vay cho các dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư và đã được giao kế hoạch vốn năm 2024.
Trong các tháng cuối năm 2024, sau Hội nghị Thúc đẩy giải ngân tháng 5/2024, Bộ Tài chính đã tiếp thực hiện các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, bao gồm cả vốn vay nước ngoài, như: Bộ Tài chính đã ban hành các công văn gửi các tỉnh (Vĩnh Phúc, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa), ban quản lý dự án yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết để triển khai công tác giải ngân, cảnh báo rủi ro của dự án.
Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân trực tiếp các dự án tại 5 địa phương (Điện Biên, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Nam, Bình Định) để nắm bắt tình hình giải ngân và xử lý kịp thời các vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án;
Rà soát quy trình tiếp nhận hồ sơ và xử lý đơn rút vốn đảm bảo thời hạn ngắn nhất (tối đa 1 ngày làm việc đối với đơn thanh toán trực tiếp) và trả ngay cho các chủ dự án nếu hồ sơ chưa hợp lệ;
Bộ Tài chính đã chủ động tổ chức các buổi trao đổi và làm việc với các nhà tài trợ JICA, WB, ADB, Kexim, KFW và AFD để tổ chức đánh giá tình hình triển khai dự án với nhà tài trợ và cùng bàn bạc các biện pháp để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án nhằm mục tiêu cuối cùng là đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án.
Tốc độ tăng giải ngân đã nhanh hơn nhưng giải ngân vẫn thấp, chỉ đạt 30,30%
Theo ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng phòng Phòng Quản lý dự án địa phương – Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, tính chung cả kế hoạch vốn cấp phát và cho vay lại thì có 53/63 địa phương được giao kế hoạch vốn 2024 (9 địa phương không được giao cả 2 kế hoạch vốn là: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang, 1 địa phương là Nam Định giao kế hoạch vốn để ghi thu ghi chi).
Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại báo cáo về tình hình giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương. Ảnh: Đức Minh |
Số kế hoạch vốn được giao cho các địa phương năm 2024 thấp hơn nhiều so với năm 2023 (chỉ bằng 70% kế hoạch vốn năm 2023), tương ứng số lượng dự án được giao kế hoạch vốn 2024 cũng chỉ bằng 58,3% năm 2023 (98/168 dự án).
Tính đến 30/11/2024, số kế hoạch vốn các địa phương đã phân bổ và nhập Tabmis cho các dự án là hơn 21.123 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công ngân sách trung ương chiếm 93,71% kế hoạch vốn được giao, vốn vay lại chiếm 79,28% kế hoạch vốn được giao. Tỷ lệ nhập Tabmis vẫn chưa đạt 100% là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do một số địa phương không phân bổ chi tiết được kế hoạch vốn cho các dự án.
Cũng theo ông Lâm, lũy kế giải ngân vốn vay nước ngoài của các địa phương tính đến 30/11/2024 là 30,30%, trong đó đối với phần vốn đầu tư công của NSTW là 3.218,8 tỷ đồng, chiếm 31,89% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, vốn vay lại là 4.298,37 tỷ đồng chỉ chiếm 29,22% kế hoạch vốn được giao. Tỷ lệ giải ngân chung cùng kỳ năm 2024 đang cao hơn so với năm 2023.
Trong số các địa phương đã thực hiện giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài, có 6/53 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 60% (Hòa Bình, Ninh Bình, Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận), 5/53 địa phương chưa giải ngân, con số này giảm với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023 cũng có 6 địa phương chưa có giải ngân tính đến tháng 11/2023).
Từ đầu năm tới nay, Bộ Tài chính đã nhận được 880 hồ sơ đề nghị rút vốn, trong đó đã ký đơn rút vốn 788/880 hồ sơ, trả lại 92/880 hồ sơ do chưa đủ điều kiện rút vốn, hiện không còn hồ sơ rút vốn tồn đọng. Thời gian xử lý đơn rút vốn đảm bảo đúng quy định. |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Thành phố Hà Nội đã giải ngân 37,2% kế hoạch vốn cấp phát và vay lại; TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 14,54% kế hoạch vốn cấp phát và vay lại.
Tỉnh Ninh Bình giải ngân 81,25% kế hoạch vốn cấp phát và vay lại; tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân 75,75% kế hoạch vốn cấp phát và vay lại; tỉnh Bình Định giải ngân 65,29% kế hoạch vốn cấp phát và vay lại.
Các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp là: tỉnh Bến Tre giải ngân 25,35%; tỉnh Bình Thuận giải ngân 10,1%; tỉnh Lâm Đồng giải ngân 0%.
Triển khai các giải pháp để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất
Tại hội nghị, đại diện UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Bến Tre, Lâm Đồng đã nêu rõ tình hình giải ngân của địa phương, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giải ngân, đồng thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh |
Theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, qua quá trình làm việc với các địa phương, các dự án và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, Bộ Tài chính thấy nổi lên các vướng mắc như sau: Vướng mắc trong khâu điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, gia hạn thời gian giao vốn, ký kết Hiệp định vay.
Vướng mắc này phát sinh ở 21/98 (22%) dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 17/53 địa phương. Các dự án thuộc nhóm này phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn thực hiện, gia hạn giải ngân, điều chỉnh Hiệp định vay làm chậm tốc độ giải ngân. Một số dự án chưa được ký Hiệp định vay hoặc chưa có ý kiến pháp lý nên không giải ngân được.
Vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện và giải ngân. Nhóm vướng mắc này phát sinh ở 40/98 (39,8/%) dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 23/53 địa phương. Nhóm vướng mắc này khá đa dạng bao gồm: Các vướng mắc trong khâu đấu thầu hoặc hợp đồng thương mại; vướng mắc về giải phóng mặt bằng; vướng mắc do điều chỉnh thiết kế…
Vướng mắc do thiếu kế hoạch vốn (cả cấp phát và vay lại). Vướng mắc này phát sinh ở 17/98 (17,3%) dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 10/53 địa phương.
Theo ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, với tình hình giải ngân hiện nay, việc đạt được tỷ lệ giải ngân 95% kế hoạch vốn được giao năm 2024 đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất khó khả thi do thời gian từ nay đến hết năm không còn nhiều. Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thống nhất, triển khai các giải pháp đã được nêu ra để đạt được tỷ lệ giải ngân cao nhất có thể./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thái Lan: Tinh vi thủ đoạn buôn lậu 100kg ma túy đá bằng ô tô hỏng
- ·Tỷ giá đô la ÚC (AUD) hôm nay 10/10/2023: AUD tại VCB tăng, tỷ giá đô la Úc chợ đen tăng
- ·Những điều đáng lưu ý từ phổ điểm
- ·Hướng dẫn mới về thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 22/6: Cảnh báo lũ quét, mưa đá tại các vùng núi Bắc Bộ
- ·Sức khỏe cho thí sinh trong mùa thi: Lưu ý của chuyên gia
- ·LHQ tập hợp đội điều phối di tản dân thường khỏi nhà máy Azovstal
- ·Ukraine muốn Mỹ chuyển giao tài sản bị đóng băng của Nga
- ·Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong bổi cảnh dịch Covid
- ·Gia đình hiếu học
- ·Cá trắm đen ‘khủng’ hơn 60kg sa lưới ngư dân trên hồ Thác Bà, đại gia xuống tiền ngay
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 8/10/2023: Đồng Euro đi ngang phiên cuối tuần, chợ đen bán 25.840,66 VND/EUR
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 14/10/2023: Giảm 1.000 đồng/kg trong phạm vi hẹp
- ·Chuẩn hóa chức năng thanh tra chuyên ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- ·Tình trạng các cậu bé vừa được giải cứu khỏi hang động Thái Lan hiện ra sao
- ·Không tổ chức dạy thêm, học thêm, dạy trước chương trình trước ngày 1/8
- ·Cân nhắc nguồn lực ngân sách khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- ·Bắt giữ hơn 2 tấn thịt, gân, sụn gà đã bốc mùi hôi thối
- ·Bộ Tài chính tiếp tục giảm 50
- ·Người đang hưởng lương hưu qua đời, thân nhân được hưởng chế độ nào?