会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd campuchia】Nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế!

【kqbd campuchia】Nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế

时间:2024-12-23 20:56:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:275次

Vượt qua những khó khăn do đại dịch,ỗlựcphụchồiphttriểnkinhtếkqbd campuchia huyện Châu Thành A đang có bước chuyển mình tích cực để dần khôi phục và phát triển kinh tế.

Cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào đã đầu tư máy móc để phát triển sản xuất, thích ứng phù hợp trong tình hình mới.

Nhiều ảnh hưởng từ đại dịch

Trước dịch Covid-19, mỗi ngày, Cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, cung cấp cho thị trường khoảng 40 lít sữa dê tươi thanh trùng, cùng các đơn đặt hàng sữa chua, phô mai, sữa chua dê sấy khô, cho các đối tác trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, từ tháng 7-2021, khi tỉnh thiết lập các chốt kiểm soát dịch và thực hiện giãn cách xã hội, thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở chịu nhiều ảnh hưởng.

Bà Đặng Thị Ngọc Đào, chủ cơ sở chăn nuôi này, cho biết: “Những tháng giãn cách xã hội, chúng tôi vẫn nhận được các đơn đặt hàng, nhưng không thể vận chuyển hàng đi được. Do mặt hàng chủ yếu là sữa tươi thanh trùng, nên chúng tôi không thể vắt sữa ra rồi trữ lại lâu được. Bị mất nguồn thu nhập nhưng hàng tháng, chúng tôi vẫn phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua cỏ, thức ăn, thuê nhân công,... Từ tháng 10 đến nay, việc mua bán mới dần khởi động lại nhưng cũng chưa được như trước”. Không chỉ có cơ sở của chị Đào, mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh và nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành A, cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.

Theo ông Lê Quang Duy, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Châu Thành A: “Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của huyện. Trong thời gian giãn cách xã hội, các doanh nghiệp đầu tàu của huyện đều ngưng sản xuất, làm giá trị sản xuất công nghiệp của huyện bị giảm sâu. Còn ở lĩnh vực nông nghiệp, hàng hóa không ổn định về đầu ra và giá cả bấp bênh. Mặc dù địa phương đã có nhiều nỗ lực để tạo các nhóm zalo, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho người dân, nhưng do giá cả thấp đã làm lợi nhuận của người dân bị giảm”.

Vì vậy, trong năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Châu Thành A chỉ đạt hơn 13.001 tỉ đồng, đạt 86,47% chỉ tiêu được Sở Công thương giao, giảm 5,93% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ tuy tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm, nhưng tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ năm 2021 thực hiện được hơn 5.045 tỉ đồng, đạt 99,6% so với chỉ tiêu giao, chỉ tăng 4,39% so với cùng kỳ.

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã làm cho nền kinh tế của huyện tăng trưởng chậm, không đạt được như kỳ vọng và chưa xứng tầm với quy mô, vị thế hiện có.

Thích ứng và mạnh mẽ vươn mình

Từ sau khi Nghị quyết số 128 của Chính phủ được ban hành, hàng hóa được vận chuyển, lưu thông dễ dàng hơn, các doanh nghiệp bắt đầu nối nhịp sản xuất, hoạt động thương mại, dịch vụ dần khởi động lại. Đó là dấu hiệu tích cực cho thấy sự vươn mình mạnh mẽ của huyện Châu Thành A. Theo ghi nhận của ngành kinh tế, đến tháng 12-2021, lĩnh vực công nghiệp của huyện đã phục hồi trở lại như trước dịch. Ở lĩnh vực nông nghiệp, người dân đang tập trung sản xuất để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán. Hoạt động thương mại, dịch vụ cũng có nhiều khởi sắc.

Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã chuẩn bị các phương án để phát triển kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19. Theo bà Đặng Thị Ngọc Đào, chủ Cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào: “Chúng tôi đã đầu tư thêm máy thanh trùng và máy ủ để phục vụ cho việc sản xuất của mình. Từ đó, nâng công suất từ 40 lít sữa dê lên 100 lít sữa mỗi ngày”. Đây là một bước đi của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới.

Vừa qua, Công ty TNHH Lạc Tỷ II, tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A đã lên phương án triển khai thành lập cơ sở điều trị F0 không triệu chứng tại công ty. Đây là doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn nhất huyện, với hơn 10.000 lao động. Do đó, việc triển khai phương án này là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, vừa giúp giảm tải cho cơ sở điều trị của huyện, vừa giúp cho doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi sản xuất. Phương án này đã thể hiện tinh thần chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19 trong giai đoạn mới.

Ông Lê Quang Duy, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Châu Thành A, cho biết thêm: “Trong năm 2022, chúng tôi tập trung phục hồi kinh tế của huyện, quyết tâm đảm bảo sản xuất và đời sống người dân, trên cơ sở đảm bảo tuân thủ nghiêm các chỉ đạo phòng, chống dịch. Tăng cường phối hợp và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Phê duyệt các phương án phòng, chống dịch, thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh”.

Với những quyết tâm và phương hướng cụ thể, nền kinh tế huyện Châu Thành A có đủ tiềm lực để vươn mình mạnh mẽ sau đại dịch, trở thành một trong những trụ cột cho sự phát triển chung của tỉnh.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Thủ tướng mong muốn sớm mở đường bay trực tiếp Việt Nam – Séc
  • Học trò Lan Khuê xuất sắc đăng quang The New Mentor 2023
  • Chị đại Thái Lan bùng nổ visual cắt trên xẻ dưới đẹp ngất ngây
  • Cuộc bình chọn đầu tiên MGI 2023: Hoàng Phương chạy đua với 3 mỹ nhân
  • Các bộ đồng ý chủ trương mở lại các đường bay quốc tế
  • Trước Miss International, chuyên gia quốc tế đánh giá về Phương Nhi
  • Nàng hậu đạt kỷ lục đi muộn hẹn 'tái chiến' tại Miss Universe 2024
  • Lê Hoàng Phương đổi sắc mặt khi bị fan Myanmar từ chối ghi hình?
推荐内容
  • Lo dịch virus corona, 29 hãng hàng không hủy, hoãn bay tới Trung Quốc
  • Miss Earth 2023 lọt top từ khoá, về tay Việt Nam là bớt 'flop' ngay!
  • Những nàng hậu Việt khiến fan tiếc nuối khi về nhì tại các cuộc thi
  • Hình thể Phương Oanh thay đổi thế nào sau khi mang song thai
  • Nâng cao ý thức của người dân trong phân loại rác tại nguồn
  • Hé lộ thời điểm Bùi Quỳnh Hoa lên đường tham gia Miss Universe 2023