【bongda.net nhan dinh】Chống thất thu ngân sách Nhà nước qua thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế như một công cụ để cơ quan thuế giám sát việc thực thi pháp luật thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế; đồng thời giúp cơ quan thuế phát hiện, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định bất hợp lý và hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế. Qua đó, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, chống thất thu thuế, chống gian lận, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế như một công cụ để cơ quan thuế giám sát việc thực thi pháp luật thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế; đồng thời giúp cơ quan thuế phát hiện, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định bất hợp lý và hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế. Qua đó, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, chống thất thu thuế, chống gian lận, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Trưởng Phòng Thanh tra thuế, Cục Thuế tỉnh Cà Mau Châu Vĩnh Thuận cho biết: "Qua kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế, ngành thuế từng bước nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai, tính thuế, nộp thuế, đảm bảo khai đúng, nộp đủ, nộp kịp thời số thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách Nhà nước".
Cán bộ thuế hướng dẫn hộ kinh doanh khai thuế theo Thông tư 92 của Bộ Tài chính. |
Năm 2015, ngành thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra xong và ban hành quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra 609 doanh nghiệp (DN), số tiền thuế và tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế, phạt hành chính khác, kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước 56,064 tỷ đồng; đã xử lý nộp vào ngân sách Nhà nước 56,78 tỷ đồng, bao gồm các số vụ vi phạm năm trước. Ngoài ra, qua thanh tra, kiểm tra, ngành cũng kiến nghị giảm lỗ 18,705 tỷ đồng và giảm khấu trừ 3,205 tỷ đồng.
Nhận diện sai phạm
Mặc dù ngành thuế đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nhưng vì lợi ích riêng, vẫn còn không ít DN tìm mọi cách gian lận thuế bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm trốn thuế, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước.
Các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thường có những sai phạm như: thường xuyên kê khai sai niên độ phát sinh doanh thu hoặc kê khai doanh thu theo số tiền thực thu mà không khai theo giá trị quyết toán công trình; hạch toán và tính vào chi phí một số loại vật tư chính, nhân công với số lượng cao hơn hoặc không có trong quyết toán công trình. Thuê vận chuyển nhưng thoả thuận sử dụng hoá đơn mua nhiên liệu để hợp thức hoá chi phí; kê khai miễn giảm cả thu nhập từ tư vấn thiết kế. Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp hoặc mua hoá đơn để hợp thức hoá chi phí; đã được chủ đầu tư thanh toán, dòng tiền về tài khoản công ty nhưng không lập hợp đồng, không kê khai thuế...
Còn đối với các ngành sản xuất, chế biến, các DN thường: kê khai thiếu doanh thu, thuế GTGT đầu ra của doanh thu bán phế liệu. Hàng xuất khẩu nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định. Kê khai sai thuế suất đầu ra; kê khai hoá đơn đầu vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Phân bổ thuế GTGT đầu vào không đúng quy định. Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu quá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề. Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ thuế nhà thầu...
Riêng trong lĩnh vực thương mại, các DN thường: ghi chép vào sổ sách ít hơn lượng hàng mua thực tế, sau đó bán hàng và bỏ ngoài sổ sách không kê khai thuế. Hay bán hàng không xuất hoá đơn, kê khai thuế để số liệu tồn kho khống. Bỏ ngoài sổ sách hàng khuyến mãi, thưởng các loại, chi phí hỗ trợ từ người bán. Hoặc mua không nhập kho kê khai thuế đầu vào, bán không xuất hoá đơn kê khai thuế GTGT đầu ra...
Nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra
Công tác giám sát hồ sơ khai thuế "thời gian qua" từng bước được nâng lên và đã chọn khoảng 30% so với số doanh nghiệp quản lý để kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, còn thiếu sâu sát tình hình kê khai thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, cập nhật chính sách mới không kịp thời. Chưa tập trung phân tích, đánh giá, giám sát, kiểm tra đối với hồ sơ khai thuế có rủi ro và dấu hiệu sai sót lớn mời giải trình khai bổ sung nộp ngân sách Nhà nước.
Công tác thanh tra thuế chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoạt động đa dạng, phức tạp như hoạt động chuyển giá, giá mua hàng nông sản, thuỷ sản của doanh nghiệp lập bảng kê... Kê khai thuế thu nhập DN ở một số ngành, lĩnh vực vẫn chưa được cải thiện, hiệu suất, chất lượng một số đoàn thanh tra còn thấp.
Phòng Kiểm tra thuế, Đội Kiểm tra thuế thực hiện cùng lúc nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau; khối lượng công việc phát sinh nhiều nhưng thiếu nguồn nhân lực và một vài công chức còn yếu về chuyên môn, ít chịu nghiên cứu những chủ trương, chính sách mới thay đổi trong công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế. Do đó, khi thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phòng, lãnh đạo cục cần làm rõ một số nội dung trong kiểm tra thì tham mưu giải quyết, xử lý lúng túng, thời gian kéo dài. Mặt khác, một số doanh nghiệp trong kiểm tra không hợp tác và sau khi kiểm tra không ký biên bản, từ đó số cuộc kiểm tra từng lúc còn tồn đọng nhiều, xử lý không đúng thời hạn quy định làm ảnh hưởng đến điều hành.
Một số đoàn kiểm tra thuế chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên, chưa chủ động, chưa sắp xếp, bố trí số liệu khoa học (chưa cập nhật số liệu báo cáo của DN về kê khai và nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, chính sách thuế liên quan đến nội dung kiểm tra trước khi tiến hành cuộc kiểm tra doanh nghiệp).
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện được nhiều vấn đề nhưng chưa khái quát, tổng kết để rút ra những đề xuất, kiến nghị lớn về cơ chế chính sách, phần nhiều còn nặng về tính liệt kê tình hình và số liệu. Nhiều đề xuất, kiến nghị về sửa đổi cơ chế chính sách nêu chưa rõ ý, chưa đánh giá, phân tích cụ thể vấn đề nêu ra... do đó tính thuyết phục chưa cao.
Công tác phối hợp với các cấp, các ngành trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ, phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra thuế; chống các hành vi gian lận trốn thuế chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
Trong năm 2016, ngành thuế sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra rà soát các nguồn thu, các khoản thuế nợ đọng; chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống thất thu; tập trung thanh tra, kiểm tra các DN có số thu nộp ngân sách Nhà nước lớn, các DN đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá (lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, có số hoàn thuế GTGT lớn), DN hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, DN kinh doanh nhà hàng, khách sạn, xây dựng cơ bản và mua bán vật liệu xây dựng./.
Bài và ảnh: Hồng Phượng
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Nội triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng nước
- ·Tăng tốc ứng dụng thiết bị bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp
- ·Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”
- ·Liên hoan thiếu niên tuyên truyền, giới thiệu sách
- ·Quy hoạch điện VIII
- ·Rực rỡ cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024
- ·Hội An sẽ khen thưởng đơn vị, tổ chức tham gia tu bổ di tích Chùa Cầu
- ·Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ
- ·Phó Thủ tướng: Giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp
- ·Trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc Thanh Hoá năm 2024
- ·Phát hiện nhiều vi phạm tại Mumuso Việt Nam
- ·Khai mạc trưng bày “Khát vọng tự do” tại di tích nhà lao Hội An
- ·Phó Thủ tướng đốc thúc rút ngắn tiến độ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
- ·Cần cơ chế bịt “lỗ hổng” chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- ·Ngân hàng SHB hoàn thành 3 trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II trước thời hạn
- ·Chủ tịch nước trao quyết định phong hàm cho 26 đại sứ
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/1
- ·Kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
- ·Thu hẹp danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
- ·Thủ tướng: Đại dịch Covid