【keonhacai tylebongda】Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi): Tăng tính chủ động cho địa phương
PV:Qua 10 năm thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN),ậtNgânsáchnhànướcsửađổiTăngtínhchủđộngchođịaphươkeonhacai tylebongda xin Thứ trưởng đánh giá đôi nét về những điểm đạt được trong quá trình thực hiện, và những lý do nào dẫn đến cần phải sửa đổi Luật, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp:Trong suốt giai đoạn từ 2004 đến nay, Luật NSNN đã đi vào cuộc sống và đạt được kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh… Điều quan trọng nhất, Luật đã tạo khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNN thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Phân cấp quản lý NSNN tiếp tục đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTW. Cân đối NSNN chuyển biến theo hướng tích cực, vững chắc; dư nợ Chính phủ, dư nợ quốc gia, dư nợ công ở mức hợp lý; nghĩa vụ trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết…
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp |
Tuy nhiên, hoạt động của NSNN cũng như cơ chế quản lý, điều hành NSNN còn bộc lộ một số hạn chế như: nguồn thu chưa đạt sự ổn định do khó khăn của nền kinh tế; Hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao, nhất là trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển và các khoản mua sắm chi thường xuyên; Tình trạng biên chế nhà nước tăng lên kéo theo các khoản chi lương, mua sắm dẫn đến nhiệm vụ chi NSNN ngày càng nặng nề chậm được khắc phục…
Về cơ chế quản lý NSNN: cụ thể là việc quản các khoản phí, lệ phí còn chưa thống nhất; Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương còn có một số điểm chưa phù hợp thực tế; Nguyên tắc về số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP chưa được quy định đầy đủ, dẫn đến các khoản bổ sung có mục tiêu thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm tăng nhanh và có xu hướng lớn hơn số chi đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương (NSĐP).
Căn cứ xây dựng dự toán NSNN hàng năm còn chưa đầy đủ, chưa gắn kết chặt chẽ giữa dự toán ngân sách hàng năm với kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước trung hạn đã hạn chế tính dự báo, lựa chọn ưu tiên và hiệu quả phân bổ NSNN; Thiếu các quy định xử lý cụ thể trong các trường hợp dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; Quy định về sử dụng dự phòng ngân sách, về quỹ dự trữ tài chính còn bị động, hạn chế tính chủ động của chính quyền địa phương…
Vì vậy, cần sửa đổi Luật NSNN để khắc phục những tồn tại để nâng cáo hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN, tạo động lực phát triển các nguồn lực, phân bổ NSTW hợp lý, đảm bảo công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội…
PV:Vậy, dự án Luật NSNN (sửa đổi) có những điểm nhấn cơ bản gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp:Luật NSNN (sửa đổi) tập trung vào 4 nhóm vấn đề và 30 nội dung. Cụ thể:
Nhóm thứ nhất: Những quy định có tính nguyên tắc để quản lý NSNN thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, cân đối ngân sách tích cực trong phạm vi an toàn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế về lĩnh vực NSNN.
Nhóm thứ hai: Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội và HĐND các cấp; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương trong lĩnh vực NSNN; tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Nhóm thứ ba: Làm rõ mối quan hệ giữa ngân sách các cấp; đẩy mạnh phân cấp cho địa phương để chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội , đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh trên địa bàn và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đi đôi với việc tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực NSNN
Nhóm thứ tư: Nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, tăng cường công khai, minh bạch và đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực NSNN.
PV:Luật NSNN hiện hành đã quy định nguyên tắc quản lý NSNN, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, cân đối NSNN, NSĐP; tuy nhiên, các nội dung quy định này thể hiện ở nhiều điều khoản khác nhau và còn chưa đầy đủ dẫn đến thiếu căn cứ để thực hiện. Mặt khác, Quốc hội vừa thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), trong đó đã quy định một số nội dung có liên quan đến nguyên tắc hỗ trợ từ NSNN cho việc hình thành quỹ tài chính nhà nước, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. Vậy, hướng sửa đổi Luật như thế nào để khắc phục tình trạng trên, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp: Dự án Luật NSNN đề xuất hướng sửa đổi, sẽ kết cấu lại các nội dung quy định tại Luật NSNN hiện hành về các nguyên tắc quản lý NSNN, cân đối NSNN, phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi, quan hệ giữa các cấp thành 3 điều trong Luật, trong đó thể hiện một số nguyên tắc được kế thừa các quy định của Luật NSNN hiện hành.
Việc quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách ở phần lớn các nước là khá chặt chẽ. Nhiều nước yêu cầu phải có sự phê chuẩn của Quốc hội về dự toán các quỹ. Các nước khác, cho dù không yêu cầu Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, những cũng đòi hỏi Chính phủ phải có tổng hợp báo các tình hình thu- chi cho Quốc hội, từ đó tăng cường tính công khai, minh bạch, kiểm soát hiệu quả hoạt động tài chính trong phạm vi thực hiện các chức năng của Chính phủ, đồng thời cũng hạn chế việc thiết lập các quỹ ngoài ngân sách.
Về các quỹ tài chính nhà nước, Luật NSNN hiện hành không quy định phạm vi điều chỉnh các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và các quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của quỹ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua có một số khoản thu của NSNN được tách ra đưa vào các quỹ tài chính ngoài ngân sách. Việc này tuy đã đạt được một số mục tiêu nhất định, song làm phân tán nguồn lực NSNN.
Một số quỹ có số dư khá trong khi quỹ NSNN thường xuyên thiếu hụt, phải đi vay; một số trường hợp sử dụng quỹ không đúng mục tiêu, không hiệu quả do không chịu sự kiểm soát theo quy định của Luật NSNN.
Vì vậy, cần quy định rõ hơn, chặt chẽ để đảm bảo việc quản lý, sử dụng của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có hiệu quả và rà soát bãi bỏ chuyển các nhiệm vụ của quỹ có nguồn thu thực chất là của NSNN hoặc hàng năm NSNN phải bổ sung kinh phí cho hoạt động của quỹ để thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN.
Tuy nhiên, các quỹ hiện nay chủ yếu được thành lập theo quy định tại nhiều Luật và Nghị định có tính chất chuyên ngành. Trong phạm vi Luật NSNN chỉ có thể quy định nguồn thu nào thuộc phạm vi ngân sách thì nộp NSNN và điều kiện để hỗ trợ NSNN cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhằm hạn chế việc thành lập mới các quỹ tài chính này và chấn chỉnh hoạt động của các quỹ hiện nay.
Vì vậy, dự thảo Luật NSNN quy định: NSNN không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp NSNN hỗ trợ vốn điều lệ cho các quỹ tài chính phải phù hợp với khả năng NSNN và chỉ hỗ trợ khi quỹ có đủ điều kiện: Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; Có khả năng tài chính độc lập; Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN.
PV:Với những nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục tồn tại của Luật NSNN hiện hành… thì tác động lớn nhất của dự thảo Luật này khi sửa đổi là như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp:Dự kiến Luật NSNN (sửa đổi) không chỉ tác động rất lớn đến công tác quản lý tài chính- NSNN, mà còn tác động đến các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước, làm thay đổi sự nhìn nhận theo hướng tích cực của các tổ chức quốc tế về công tác quản lý NSNN của Việt Nam.
Điều quan trọng nhất, dự án Luật sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN trong lĩnh vực tài chính- NSNN; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; Bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW; đồng thời, tăng nguồn lực cho NSĐP để chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Bên cạnh đó, quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tiếp tục được làm rõ hơn; tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương, HĐND, UBND các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách trong lĩnh vực NSNN…
PV:Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Dự án Luật NSNN (sửa đổi) bao gồm 7 Chương, với 75 Điều. Cụ thể: Chương I: Những quy định chung, gồm 17 Điều; Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN, gồm 16 Điều; Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp, gồm 6 Điều; Chương IV: Lập dự toán NSNN, gồm 7 Điều; Chương VI: Kế toán, kiểm toán, quyết toán, gồm 11 Điều; Chương VII: Điều khoản thi hành, gồm 5 Điều. |
Huyền Trang
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Buôn bán, vận chuyển chỉ 1 gói thuốc lá lậu cũng bị phạt 3 triệu đồng từ 15/10
- ·BHXH một lần: Lợi trước mắt, hại lâu dài
- ·Bình Phước ghi nhận 698 ca nhiễm SARS
- ·Bình Phước: Thả 1 cá thể kỳ đà hoa quý hiếm về rừng tự nhiên
- ·Hội đồng Kinh doanh Đông Á khuyến nghị thúc đẩy kinh doanh 'phi giấy tờ'
- ·Chơn Thành: 9 trường hợp F0 khỏi bệnh được xuất viện
- ·Vẫn còn kẽ hở trong quản lý hành nghề y, dược tư nhân
- ·Những bóng hồng nơi tuyến đầu chống dịch
- ·Thủ tướng 'đặt hàng' nhà khoa học tìm nước ngọt cho hải đảo
- ·Đồng Xoài: 382 F0 điều trị tại nhà và doanh nghiệp
- ·UBND Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ dân chặn xe chở rác ở Sóc Sơn
- ·San sẻ yêu thương ngày giáp tết
- ·Ngày 8
- ·Tiêm vaccine cho trẻ để giảm thiểu dấu hiệu chuyển nặng của bệnh
- ·Phó Thủ tướng: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh
- ·Nhà báo
- ·Lịch nghỉ lễ và cách tính lương dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và 30
- ·Cùng con đi tiêm vắc xin
- ·Hà Nội đã triển khai 1.427 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Thanh niên Phú Riềng xung kích vì cộng đồng