【kq bayer leverkusen】Ngành chăn nuôi trước thềm TPP: Giải bài toán không cân sức
Thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 0% và những sản phẩm ngoại nhập sẽ tràn vào khi Việt Nam chính thức tham gia TPP |
Khó khăn từ nội tại
Ông Nguyễn Thanh Sơn,ànhchănnuôitrướcthềmTPPGiảibàitoánkhôngcânsứkq bayer leverkusen Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ: Trong 5 năm qua, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng tiếp tục tăng trưởng khoảng 5% về số lượng và 9% về sản lượng/năm. Thời gian qua xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) lớn đầu tư vào ngành chăn nuôi gia cầm nhưng còn nhiều khó khăn. Năng lực người chăn nuôi nhiều hạn chế, liên kết chuỗi giá trị lỏng lẻo, toàn bộ thị trường bị thương lái điều tiết. Khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Theo ông Phạm Thanh Hùng, Phó giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, DN bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập khi tham gia TPP vì phần lớn chăn nuôi Việt Nam là nhỏ lẻ, còn các nước khác hầu như quy mô lớn, chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao và giá thành hạ. Đây là bài toán không cân sức đối với ngành chăn nuôi trong nước.
Hiện nay, Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được ban hành, tạo chuyển biến trong định hướng sản xuất tại các địa phương, nhiều giống có năng suất và chất lượng cao được nhập vào Việt Nam. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển chăn nuôi và chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh, cũng như hỗ trợ về vốn vay. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành chăn nuôi gia cầm vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể, về quản lý nhà nước, chưa có hệ thống đồng bộ quản lý về giống vật nuôi từ Trung ương đến địa phương; hệ thống văn bản phục vụ cho quản lý nhà nước về giống vật nuôi còn thiếu hoặc không còn phù hợp.
Về tổ chức sản xuất, việc liên kết sản xuất còn chưa hoàn chỉnh, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường, giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả chăn nuôi thấp, chi phí thức ăn cao. Thêm vào đó, các yếu tố như giá giống cao, chưa có bộ giống gà có năng suất, chi phí thức ăn, thuốc thú y cao, chi phí cho khâu trung gian còn nhiều là những nguyên nhân làm cho giá thành gà Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực.
Ông Dương Xuân Tuyển – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi gia cầm cho rằng, để nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm, cần tập trung vào con giống, trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng con giống ở sản xuất nông hộ và trang trại. Song song với đó tạo ra hành lang pháp lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước; nghiên cứu công nghệ chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới để tạo ra bộ giống tốt. Đồng thời, giảm giá thành chăn nuôi thông qua điều chỉnh thuế nhập khẩu nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay.
Lợi thế từ gà thả vườn
Ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhận định, phát triển mạnh các giống gà thả vườn sẽ đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Mặc dù gà thả vườn có thời gian nuôi kéo dài hơn nhưng chuồng trại đơn giản, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Bù lại giá thành thức ăn giảm hơn, giá bán của gà thả vườn cao hơn giá gà công nghiệp. Để phát triển chăn nuôi gà thả vườn, ông Lê Thanh Hải cho rằng, cần có chính sách phát triển cụ thể và phù hợp, nâng cao chất lượng giống qua chọn lọc gà thả vườn. Xây dựng nhiều hợp tác xã chuyên ngành sản xuất gia cầm khép kín có quy mô trên 1 triệu con/năm trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường. Từng hợp tác xã cần tổ chức liên kết giữa các hộ để quy mô phát triển theo nhu cầu xã hội nhưng phải mang tính kế hoạch thị trường nhằm tránh rủi ro và liên kết với các doanh nghiệp để có đầu ra tốt.
Đồng quan điểm về vấn đề này, theo đại điện Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư, cho rằng nhiều nông dân đã giàu lên nhờ nuôi gà thả vườn theo phương thức bán công nghiệp. Thịt gà thả vườn ở Việt Nam là một sản phẩm cạnh tranh tốt với các loại gà thịt nhập ngoại trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, định hướng sắp tới trong chăn nuôi gia cầm là cần tiếp tục phát triển gà thả vườn, gà chất lượng cao. Đây chính là dòng sản phẩm chiếm giá trị sản xuất khoảng 70% và ước tính đạt khoảng hơn 30.000 tỷ đồng mỗi năm, trong khi gà công nghiệp chỉ đạt 13.000 - 14.000 tỷ đồng/năm.
Năm 2014, sản phẩm thịt gà thả vườn Việt Nam đạt 560.000 - 620.000 tấn, trong khi gà công nghiệp chỉ 393.000 - 402.000 tấn. Như vậy, gà thả vườn vẫn chiếm ưu thế trong tiêu dùng ở Việt Nam và là ưu thế cạnh tranh quan trọng trong sản phẩm thịt gia cầm hiện nay. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trồng chuối cấy mô thu nhập 10 triệu đồng/tháng
- ·Thái Sơn Nam TP.HCM lên ngôi vô địch futsal nữ quốc gia 2023
- ·Xem “mắt thần” của Hải quan hoạt động
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng mạnh trở lại
- ·Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm
- ·Lịch thi đấu bóng đá U17 châu Á 2023 hôm nay 24/6
- ·Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
- ·Hạ thủy 7 đóa sen xuống dòng sông Hương mùa Phật đản
- ·Thực hư chuyện côn đồ đánh dân trước mặt công an
- ·“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
- ·Gửi tiền ngân hàng ngoại, chẳng lẽ lại “mất không”?
- ·Thời tiết ngày 14/5: Bắc Bộ mưa về đêm, Nam Bộ nắng nóng gay gắt
- ·Việt Nam có cơ hội để dòng tiền quỹ ngoại đảo chiều?
- ·Thành tựu của sự đoàn kết và đồng thuận
- ·Những mối tình ươm mầm trong lửa đạn
- ·Quảng Bình: 4 cán bộ Sở Tài Nguyên và Môi trường bị bắt quả tang "đánh bạc"
- ·Chứng khoán hôm nay (12/6): Đảo chiều thành công, VN
- ·Nữ công chức Hải quan cảng Quy Nhơn tận tụy với doanh nghiệp
- ·Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Long An đối thoại với đoàn viên, thanh niên
- ·Hiệu quả từ mô hình sinh kế cộng đồng