【san jose vs】Không bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ bị kỷ luật vào vị trí cao hơn
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quy định số 80 của Bộ Chính trị quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm,ôngbổnhiệmgiớithiệucánbộbịkỷluậtvàovịtrícaohơn san jose vs giới thiệu cán bộ ứng cử.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Theo đó, Quy định 80 nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn. Trong các tiêu chuẩn, điều kiện, đòi hỏi cán bộ phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ngoài ra, nhân sự được bổ nhiệm, giới thiệu phải có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.
Về độ tuổi, Bộ Chính trị quy định rõ, cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (cao hơn) lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Các nhân sự này phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bộ Chính trị cũng lưu ý, cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian tương ứng với từng mức kỷ luật. Cụ thể, không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử trong 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, 30 tháng đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, 60 tháng đối với hình thức kỷ luật cách chức.
Quy định 80 cũng nêu rõ thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm (60 tháng) đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp nhà nước; thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ dưới 5 năm áp dụng đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng; thời hạn giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ.
Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo 5 bước.
Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50%. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.
Đối với nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác được thực hiện theo 3 bước.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Trường hợp nhân sự do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác thì thực hiện quy trình tương tự như quy trình điều động, biệt phái cán bộ.
Trường hợp chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức thì tập thể lãnh đạo có thẩm quyền căn cứ phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ để thảo luận xem xét, quyết định bổ nhiệm mà không phải thực hiện quy trình nhân sự theo quy định; trường hợp bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn thì phải thực hiện quy trình nhân sự như bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ở nơi khác.
Nhân sự tái cử phải đủ sức khoẻ đảm nhiệm chức vụ
Quy định 80 cũng nêu rõ điều kiện xem xét bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử phải được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, địa phương, cơ quan, đơn vị có yêu cầu và đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.
Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử.
Cụ thể, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ủy quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội xem xét, bổ nhiệm lại đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong phạm vi phụ trách; uỷ quyền cho Thường trực Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại các ban đảng, cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương.
Những trường hợp không đủ điều kiện bổ nhiệm lại thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc bổ nhiệm lại đối với những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ thời gian công tác 5 năm thì đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý còn từ 2 năm công tác trở lên phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định.
Trường hợp còn dưới 2 năm công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét, nếu cán bộ còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, biểu quyết (bằng phiếu kín), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại.
Cán bộ không được bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác theo nguyên tắc không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn.
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 18/8 và thay thế Quy định số 105, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.
Thay thế cán bộ uy tín giảm sút không chờ hết nhiệm kỳ Bộ Chính trị cũng nêu rõ nguyên tắc, cán bộ sau khi được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vì một trong các lý do: Sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước,... thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác. Đối với cán bộ đang trong thời hạn thi hành kỷ luật mà không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín; nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có),... xem xét, cân nhắc việc bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái cử. |
Bộ Chính trị ban hành quy trình 5 bước về luân chuyển cán bộ
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký quy định về luân chuyển cán bộ (Quy định 65).(责任编辑:World Cup)
- ·Chính thức cất nóc FLC Twin Towers
- ·Vòng 1 giải U19 nữ Quốc gia 2024: Sơn La hòa Thái Nguyên T&T
- ·U20 Guam cầm chân U20 Bangladesh, HLV Hứa Hiền Vinh hưởng lợi
- ·Thái Nguyên cầm hòa Hà Nội ở vòng 2 giải U19 nữ Quốc gia
- ·Hà Nội: Tin mới nhất về vụ cháy lớn tại 2 nhà xưởng ở phố Định Công
- ·Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa 3: Hành trình tinh thần kiên định
- ·Quang Hải, Công Phượng thất bại: Dang dở giấc mơ cầu thủ Việt xuất ngoại
- ·Đánh bại tay vợt Nhật Bản, Nguyễn Thùy Linh vô địch Vietnam Open 2024
- ·Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, sửa đổi quy định về mức đóng BHXH
- ·Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 5
- ·Thủ tướng: TP.HCM phải là địa phương đi trước trong cuộc cách mạng 4.0
- ·Giải mã tuyệt chiêu Arsenal: Đối thủ biết rõ vẫn chịu thua, Man City cũng bó tay
- ·Cúp C1 kiểu mới: Cầu thủ lo kiệt sức, thưởng vô địch không đủ trả lương Mbappe
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Thủ môn đua nhau trổ tài, Man Utd hòa Crystal Palace
- ·Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc Facebook xử lý vụ cung cấp bản đồ sai
- ·Haaland bị bắt chặt, Man City hòa Inter Milan
- ·Nhận định bóng đá Man City vs Watford: Mưa bàn thắng
- ·Định thủ hòa rồi đổi ý, Lê Quang Liêm hạ đẹp 'vua cờ' Trung Quốc
- ·‘Dẹp loạn’ trên Quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội
- ·Vòng 1 giải U19 nữ Quốc gia 2024: Sơn La hòa Thái Nguyên T&T