【91 phut. link】ASEM 10 hướng đến tăng trưởng, an ninh bền vững
ASEM 10 đề cập đến các vấn đề về an ninh tại Afghanistan, tình hình Ấn Độ Dương, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tầm quan trọng của giáo dục. Đại diện của các quốc gia thành viên đến từ châu Á và châu Âu tham dự các cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị để nhóm họp các vấn đề từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và hợp tác giữa các khu vực.
Trong khuôn khổ hội nghị, ngày 16-10, đã diễn ra cuộc đối thoại giữa các đại biểu tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF) lần thứ 14 với các nhà Lãnh đạo tham dự ASEM 10. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Thủ tướng nước chủ nhà Italia, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Thủ tướng Nhật Bản và Malaysia… đã thay mặt các thành viên ASEM tham dự. Với chủ đề “Tăng cường quan hệ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế Á - Âu”, Diễn đàn có sự tham dự của khoảng 800 đại diện của các tập đoàn hàng đầu ở hai châu lục.
Các nhà Lãnh đạo ASEM nhấn mạnh nhu cầu gia tăng vai trò và đóng góp của các doanh nghiệp trong gắn kết hai châu lục trong bối cảnh phục hồi kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các nhà Lãnh đạo đề nghị các doanh nghiệp cần cùng đồng hành với Chính phủ tăng cường các luồng thương mại và đầu tư, bảo đảm an toàn và an ninh lương thực và nguồn nước, an ninh năng lượng, phát triển công nghệ xanh, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên. Các nhà Lãnh đạo đặc biệt đề nghị các doanh nghiệp tham gia tích cực hơn trong tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giữa hai châu lục.
Trong phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đề xuất thiết thực của các doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục cùng triển khai mạnh mẽ các chương trình hành động của ASEM nhằm thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, thông qua các chương trình đối tác công - tư để góp phần đổi mới và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ xanh, sạch, xây dựng thói quen tiêu dùng, phương thức sản xuất thân thiện với môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh triển vọng hình thành các tầng nấc liên kết kinh tế mới ở châu Á cùng việc hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 đang mở ra thời kỳ phát triển hoàn toàn mới và năng động, với một thị trường chung, không gian kinh tế thống nhất cho Đông Nam Á. Đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một tâm điểm trong mạng lưới kinh tế - thương mại và liên kết ở châu Á - Thái Bình Dương, với việc hoàn tất các cam kết của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN với các đối tác, triển vọng hình thành Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - EU được dự kiến khởi động lại sau năm 2015... Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Á - Âu cần nắm bắt các thời cơ mới để cùng triển khai các dự án kết nối ở châu Á, đặc biệt là Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN, các dự án kết nối của ASEAN lục địa và tiểu vùng Mê Kông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang tiếp tục đổi mới sâu sắc, triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Với hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên mọi tầng nấc, Việt Nam không chỉ trở thành một hạt nhân tích cực ở Đông Nam Á mà còn là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo. Hầu hết đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam là các thành viên ASEM. Với triển vọng triển khai và hoàn tất 14 hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn đến năm 2020, trong đó có Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU đang trong giai đoạn hoàn tất, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 56 đối tác, trong đó có 47 nước thành viên ASEM. Đây là những nền tảng căn bản để Việt Nam nâng tầm đóng góp vào liên kết Á - Âu và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra những cơ hội mới, to lớn cho các doanh nghiệp hai châu lục đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.
Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF) lần thứ 14, diễn ra trong hai ngày 15 và 16-10, cùng với Diễn đàn Nghị viện Á - Âu (từ ngày 6 đến 8-10) và Diễn đàn Nhân dân Á - Âu (họp từ ngày 10 đến 12-10) là những hoạt động hướng tới ASEAM 10. Tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp năm nay có đại diện của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Ngân hàng thương mại đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
(责任编辑:World Cup)
- ·Cùng làm kế toán nhà nước, lương tôi lại thấp hơn lương bạn?
- ·Vững niềm tin tiến lên phía trước
- ·Đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người chết
- ·Giai đoạn 2015
- ·Có ngoại tình không khi nằm cạnh chồng mà tôi cứ nghĩ về người khác?
- ·Hơn 99% kiến nghị của cử tri được giải quyết và trả lời
- ·Làm giàu từ nghề cắt nhôm, kính
- ·Việt Nam và Nhật Bản thêm xung lực mới trong lộ trình hội nhập
- ·Đi xe máy 'kẹp 3, 4' bị phạt như thế nào?
- ·Với TPP, nhiều nhà đặt hàng chọn Việt Nam thay Trung Quốc
- ·Chồng đay nghiến, chì chiết vì mẹ đẻ tôi lăng loàn
- ·Xem xét cho viên chức được hành nghề luật sư
- ·Phá bỏ sức ì du lịch Việt Nam
- ·15 món ăn của Việt Nam được đề cử kỷ lục châu Á
- ·Xin cho tôi 15 triệu để được sống với con
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2012
- ·Mức lương tối thiểu vùng năm 2016
- ·Hội Nhà báo Việt Nam: Tri ân các nhà báo thương binh, liệt sĩ
- ·Hơn 43 triệu đồng đến với cô Thái Thị Hiếu
- ·Sau một năm thực hiện Luật Hải quan: Nhiều thuận lợi trong xuất, nhập khẩu