【juarez – atlas】Tập trung phát triển thương mại
Thời gian qua,ậptrungphttriểnthươngmạjuarez – atlas tỉnh đã tập trung kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, tổ chức nâng cấp các khu vực chợ truyền thống, có nhiều giải pháp tạo điều kiện cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển.
Ngành chức năng tỉnh tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa tại các chợ, cửa hàng bách hóa, siêu thị. Ảnh: T.TRÚC
Đầu tư nâng cấp chợ
Đưa vào khai thác vào năm 2020, với tổng diện tích 4ha, chợ Cầu Trắng, xã Tân Long, đang chứng minh hiệu quả của chính sách kêu gọi đầu tư của huyện Phụng Hiệp. Với thiết kế hai nhà lồng chợ nằm ngay trung tâm, hệ thống nhà ở dân cư được bố trí xung quanh gắn kết với trục đường Quốc lộ 1A đi ngang càng làm cho khu dân cư thương mại Cầu Trắng thêm nổi bật. Do đó, chợ này hiện nay không chỉ là nơi để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân mà còn là nơi tập kết và luân chuyển hàng hóa đi các chợ lân cận trong vùng.
Anh Tôn Văn Nghiêm, tiểu thương chợ Cầu Trắng, cho biết: “Trước đây chợ cũ vừa chật hẹp vừa ô nhiễm, bà con phải mang hàng hóa ra cặp lộ bán nên thường xuyên mất an ninh trật tự vào buổi sáng. Nhưng từ khi vào nhà lồng chợ mới đến nay, tình trạng này đã được cải thiện. Không gian mua bán thuận lợi, lô sạp bố trí hợp lý. Hạ tầng khang trang, hàng hóa vận chuyển vào tới chỗ không phải qua trung chuyển như trước nên cũng giảm được chi phí”.
Còn khu dân cư thương mại Hồng Phát, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, được triển khai trên diện tích 5,2ha, gồm khu dân cư 265 nền và trung tâm thương mại gần 4.000m2. Sau 3 năm triển khai thực hiện, dự án đã hoàn thành 90% khối lượng, một số hạng mục đã đưa vào khai thác. Riêng nhà lồng chợ Kinh Cùng có 176 lô sạp được đưa vào sử dụng đầu năm 2021 không chỉ đáp ứng được nhu cầu mua bán cho người dân trong vùng, mà còn thúc đẩy lĩnh vực thương mại - dịch vụ của địa phương phát triển. Theo thống kê, thị trấn Kinh Cùng hiện có 763 cơ sở kinh doanh, doanh thu từ lĩnh vực này tăng hơn 15% so với năm 2020.
Chị Võ Kim Khuê, tiểu thương chợ Kinh Cùng, cho biết: “Nhà lồng chợ cũ trước đây khá chật hẹp, gây khó khăn cho việc mua bán của người dân. Từ khi dời về chợ mới việc mua bán có nhiều thuận lợi, hàng hóa cũng bán được nhiều hơn”.
Năm 2021, tuy ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nông sản của người dân gặp khó khăn về đầu ra, nhưng nhờ đưa vào khai thác các trung tâm thương mại và tập trung nâng chất các chợ truyền thống đã góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ gần 50% sản lượng nông sản của bà con trong mùa dịch. Ông Huỳnh Văn Sơn, ở xã Hòa An, cho biết: “Những tháng cao điểm dịch Covid-19 bùng phát cũng là lúc gia đình vào mùa thu hoạch rẫy dây. Gần 5 tấn khổ qua và dưa leo thương lái không thể thu mua nên gia đình đã chia nhau thu hoạch đem đến các chợ để bán, từ đó giảm thiểu được một phần thiệt hại”.
Huyện Phụng Hiệp có 15 chợ, trong đó có 1 chợ loại 2, 12 chợ loại 3, 3 chợ do tư nhân khai thác, quản lý. Trong những năm qua, hệ thống chợ luôn được quan tâm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa, góp phần nâng cấp hệ thống chợ, đáp ứng nhu cầu mua bán của Nhân dân. Ngoài hệ thống chợ truyền thống, những năm qua, huyện cũng chú trọng công tác kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu và khả năng phát triển thương mại của địa phương. Huyện đã thu hút 12 dự án khu dân cư, thương mại và đến nay đã hoàn thành 5 dự án với diện tích 25ha kết hợp với việc nâng cấp 3 khu chợ, phát triển thêm 263 hộ kinh doanh mới, nâng tổng số toàn huyện hiện có 4.768 hộ tiểu thương mua bán tại chợ. Qua đó, không chỉ giải quyết tốt vấn đề đầu ra của nông sản, mà còn đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của huyện năm 2021 cán đích hơn 1.409 tỉ đồng, tăng 4,2% so với năm 2020.
Ông Ngô Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, ngoài việc tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, huyện Phụng Hiệp còn tập trung quy hoạch các khu dân cư thương mại gắn kết với trục giao thông và phát triển đô thị nên khi các dự án này đưa vào khai thác thì là điểm trung tâm cho sự phát triển. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc luân chuyển, điều tiết hàng hóa. Như đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này, nhờ có hệ thống các chợ hoạt động hiệu quả không chỉ giải quyết tốt vấn đề đầu ra nông sản của nông dân, mà còn góp phần điều tiết hàng hóa thiết yếu, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, kể cả kinh doanh qua hình thức trực tuyến. Ảnh: T.TRÚC
Tăng cường công tác quản lý thị trường hàng hóa
Tính đến nay, huyện Phụng Hiệp đã có 5 đô thị gồm thị trấn Cây Dương, thị trấn Búng Tàu, thị trấn Kinh Cùng, đô thị Cái Sơn, xã Phương Bình và đô thị Tân Long, xã Tân Long. Những đô thị này trở thành trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Ông Ngô Thanh Tùng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trong thời gian tới, ngành sẽ tham mưu cho UBND huyện triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án còn chậm, song song đó tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư các trung tâm thương mại ở các địa phương còn lại. Tập trung phát triển hệ thống chợ nông thôn, phấn đấu mỗi năm sửa chữa, nâng cấp từ 1-2 chợ để đến năm 2025 toàn huyện có 90% số chợ trên địa bàn đạt tiêu chuẩn chợ văn minh. Từng bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ cho tư nhân quản lý theo đúng quy định, đảm bảo lấy chợ nuôi chợ, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Còn trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 6.012 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại - dịch vụ (tăng 90 cơ sở, doanh nghiệp so với năm 2020). Tuy nhiên, phải thực hiện giãn cách xã hội các hoạt động kinh doanh dịch vụ, hội chợ phải tạm ngừng hoạt động nên việc tiêu thụ hàng hóa hạn chế, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước cả năm 12.408 tỉ đồng, đạt 99,69% kế hoạch. Trong năm 2021, thành phố còn thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng cấm, thường xuyên kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh hàng hóa vi phạm để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Theo lãnh đạo UBND thành phố Vị Thanh, trong năm 2022, thành phố sẽ tiến hành nâng cấp các chợ hiện hữu tại phường III, phường IV, phường VII; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Phường VII,... Đồng thời, kêu gọi đầu tư các siêu thị mini bán hàng điện máy, mặt hàng đồ gia dụng, các cửa hàng tiện lợi... nhằm đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố. Hoàn thiện và triển khai Đề án thí điểm phát triển kinh tế ban đêm để thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật...
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tới đây sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đưa sản phẩm nông, thủy sản của tỉnh tiếp cận thị trường nước ngoài. Tập trung phát triển những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định, có tem truy xuất nguồn gốc. Phát triển, nâng chất hệ thống chợ, kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ đầu mối về hàng nông sản của tỉnh, phát triển mạng lưới dịch vụ ờ nông thôn, tiếp tục triển khai hệ thống thương mại điện tử. Tổ chức các phiên hàng Việt về nông thôn; tổ chức đoàn giao thương, xúc tiến thương mại giữa tỉnh Hậu Giang với các tỉnh, thành phố đã có mối quan hệ hợp tác. Theo dõi diễn biến giá cả thị trường và công tác bình ổn thị trường. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện những trường hợp đầu cơ, gây mất cân bằng cung cầu, xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; quản lý giá bán theo giá niêm yết, xử lý các vi phạm về giá…
Theo Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, ước tính cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 42.349,21 tỉ đồng (trong đó, doanh thu chi nhánh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh là 3.482,92 tỉ đồng), so với cùng kỳ năm trước bằng 104,43%, đạt 99,65% kế hoạch. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện được 33.161,49 tỉ đồng, so với cùng kỳ bằng 106,26%, đạt 106,17% kế hoạch. Doanh thu dịch vụ khác thực hiện được 3.145,81 tỉ đồng, so với cùng kỳ bằng 92,46%, đạt 77,73% kế hoạch. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 6.041,91 tỉ đồng (trong đó ngành lưu trú, ước tính được 110,32 tỉ đồng; ngành ăn uống, ước tính được 5.931,59 tỉ đồng) so với cùng kỳ năm trước bằng 101,66%, đạt 83,68% kế hoạch… |
T.TRÚC - D.KHÁNH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Địa điểm trận đánh Ty Cảnh sát quốc gia An Xuyên trở thành Di tích Lịch sử cấp tỉnh
- ·Thanh niên tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng
- ·Khai mạc giải vô địch các câu lạc bộ bóng đá 5 người
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Quỷ đỏ chính thức bị loại khỏi cuộc đua tốp 4 Premier League
- ·Khai mạc giải vô địch các câu lạc bộ bóng đá 5 người
- ·Cử tri xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời lo lắng thương lái ép giá lúa
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Tiền lương và thời gian công tác để tính chế độ đối với công an
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Gặp mặt công chức chuyên trách công nghệ thông tin
- ·Thu nhập khá từ đa canh, đa con
- ·125 thí sinh thi bí thư chi bộ giỏi năm 2019
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Wimbledon: Federer đối đầu "tiểu Federer," Wozniacki thoát hiểm
- ·Messi đoạt Quả bóng vàng World Cup 2014
- ·9 tháng, doanh thu hoạt động du lịch khoảng 535 tỷ đồng
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Messi đoạt Quả bóng vàng World Cup 2014