【kqbd hom】Việt Nam coi trọng hợp tác với Ấn độ và các nước CLM
Tham gia đoàn công tác ngoài đại diện các Cục,ệtNamcoitrọnghợptácvớiẤnđộvàcácnướkqbd hom Vụ của Bộ Công Thương còn có lãnh đạo tỉnh Yên Bái, đại diện các cơ sở giáo dục, trường cao đẳng và các doanh nghiệp Việt Nam.
Hội nghị kinh doanh Ấn Độ và các nước CLMV là sự kiện được tổ chức thường niên theo sáng kiến của Ấn Độ nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực tăng cường kết nối, tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy hợp tác kinh doanh. Đây cũng là một hoạt động nhằm hiện thực hóa “Chính sách hành động hướng Đông” của Chính phủ Ấn Độ.
Hội nghị kinh doanh Ấn Độ và các nước CLMV lần thứ 5 có với chủ đề “Phát triển kinh tế Ấn Độ - CLMV: Hợp tác hội nhập khu vực”. Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại Campuchia, với sự tham dự của ông Suresh Prabhu- Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hàng không dân dụng Ấn Độ, ông Pan Sorasak- Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia, ông Than Myint- Bộ trưởng Thương mại Myanmar, ông Chandrajit Banerjee- Tổng giám đốc Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cùng đại diện lãnh đạo cấp cao của hơn 400 doanh nghiệp đến từ các quốc gia trong khu vực.
Trong thời gian tại Phnom Penh, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận chính. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng, Ấn Độ và các nước CLMV cần liên kết và hợp tác chặt chẽ hơn trong tất cả các lĩnh vực để tận dụng triệt để những lợi thế mà hội nhập mang lại, đặc biệt chú trọng tăng cường kết nối về cơ sở hạ tầng giao thông, kết nối thể chế và kết nối con người; khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ hợp tác với Ấn Độ và các nước CLM và mong muốn các nước cùng nỗ lực và vun đắp cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực.
Bên lề hội nghị, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ. Trong hội đàm, hai bên bàn về những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 15 tỷ USD vào năm 2020, công tác chuẩn bị cho Kỳ họp lần thứ 4 Tiểu ban Hỗn hợp thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ; vấn đề mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho các sản phẩm của doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau (việc quy định giá sàn mặt hàng hồ tiêu của Ấn Độ, cấp phép nhập khẩu thịt trâu, hải sản vào thị trường Việt Nam, các rào cản phi thuế đối với mặt hàng dược phẩm); và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Tại phiên thảo luận riêng về Việt Nam, đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã giới thiệu tới các doanh nghiệp Ấn Độ và các nước CLM về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cùng những cơ hội, tiềm năng hợp tác kinh doanh giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là cơ hội hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và Ấn Độ. Các doanh nghiệp tham dự phiên thảo luận cũng đã gặp gỡ, kết nối, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh.
Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng đã tham gia 3 phiên thảo luận chuyên đề về (i) “Công nghiệp chế tạo: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Thành lập trung tâm kết nối thông qua hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa”, (ii) “Nông nghiệp, trồng trọt, thủy hải sản và các ngành công nghiệp liên quan - Chia sẻ kinh nghiệm thực hành tốt nhất để phát triển khu vực” và (iii) “Giáo dục, công nghệ thông tin, và phát triển kỹ năng”.
Trong năm 2017, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 7,63 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 3,75 tỷ USD, tăng 39,8% và nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 3,88 tỷ USD, tăng tới gần 41,2% so với năm 2016.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ là điện thoại các loại và linh kiện (đạt 545,9 triệu USD, tăng 44%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 491,2 triệu USD, tăng 38,7%); kim loại thường khác và sản phẩm (đạt 468 triệu USD, tăng 95,8%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (đạt 322 triệu USD, tăng 36%); hóa chất (đạt 252,4 triệu USD, tăng 26,7%).
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ấn Độ là sắt thép các loại (đạt 810,6 triệu USD, tăng 495,3%), máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (đạt 512 triệu USD, tăng 11,4%); bông các loại (đạt 278 triệu USD, tăng 78,5%); hàng thủy sản (đạt 357,4 triệu USD, tăng 29,6%); dược phẩm (đạt 283,3 triệu USD, tăng 3,12%);…
Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại Việt Nam và Ấn Độ đạt 3,49 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,14 tỷ USD, tăng mạnh 104%; kim ngạch nhập khẩu đạt 1,35 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2017.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Không đóng tiền nợ thuế, tiền phạt, Công ty New Wave Feed bị cưỡng chế hóa đơn
- ·Với giá bán từ 346 triệu đồng, Mitsubishi Xpander 2020 mới ra mắt có gì hấp dẫn?
- ·Toyota Fortuner và Innova được nâng cấp màn hình giải trí 9.0 inch
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang làm Chủ tịch VinCommerce
- ·Tập đoàn Vingroup rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không
- ·Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng SeABank
- ·Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Cá chép cúng ông Công ông Táo ‘đắt khách’
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Lời khuyên của tỷ phú: Đừng tiết kiệm tiền, thay vào đó hãy làm điều này
- ·Dính hàng loạt vi phạm, Xi măng Công Thanh bị xử phạt trên 400 triệu đồng
- ·Ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh ‘bỏ túi’ nghìn tỷ nhờ cổ phiếu MSN
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Golfer Đỗ Anh Đức bảo vệ thành công chức vô địch FLCHomes Tournament 2020
- ·Tiếp tục thêm nhiều ngân hàng miễn giảm phí dịch vụ
- ·5 hoạt động thú vị không thể bỏ qua khi khám phá Cheongju, Hàn Quốc
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Từ kẻ làm thuê trở thành bà chủ công ty triệu đô ra sao?