会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số bóng đá ngày hôm nay】Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua!

【tỷ số bóng đá ngày hôm nay】Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua

时间:2025-01-11 10:44:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:633次

Cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; tấn công khủng bố bằng xe tải tại thủ đô Stockolm (Thụy điển)… là những tin tức nổi bật tuần qua.

chi ngan
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi sổ vàng lưu niệm tại Nhà Quốc hội Thụy Điển.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Urban Ahlin,ựkiệnquốctếnổibậttuầtỷ số bóng đá ngày hôm nay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thực hiện chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển từ ngày 6 - 8/4/2017.

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển trên một số lĩnh vực cụ thể, trong đó tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động giữa cơ quan lập pháp hai nước. Chuyến thăm còn là dịp gặp gỡ, tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cộng đồng người Việt Nam tại nước sở tại.

Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 11/1/1969), cũng là nước có phong trào mạnh mẽ ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển phát triển tốt đẹp, quan hệ giữa hai Quốc hội ngày càng được tăng cường, hai bên phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại Liên minh Nghị viện Thế giới. Đây là chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đến Thụy Điển sau 24 năm kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh năm 1993.

Tấn công khủng bố gây chấn động tại thành phố St.Petersburg, Nga

Ngày 3/4/2017, xảy ra vụ đánh bom nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm ở hai nhà ga "Quảng trường Sennaya" và ga "Đại học công nghệ" của thành phố St. Petersburg khiến 14 người thiệt mạng và 50 người bị thương. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng còn ngăn chặn được một vụ nổ ở nhà ga "Quảng trường Khởi nghĩa" nhờ kịp thời phát hiện thiết bị nổ tự chế được ngụy trang dưới dạng bình chữa cháy di động.

Kết quả điều tra cho thấy đối tượng khủng bố đánh bom liều chết là Akbarzhon Jalilov, sinh năm 1995, người Kyrgystan mới nhập quốc tịch Nga, đồng thời cũng chính là kẻ đã đặt quả bom được ngụy trang tại nhà ga "Quảng trường Khởi nghĩa". Cũng trong vụ án hình sự đánh bom ở ga tàu điện ngầm tại thành phố St.Petersburg, lực lượng chức năng Nga đã bắt giữ 8 đối tượng tình nghi, trong đó có một phụ nữ.

Theo giới phân tích, việc Nga tiến hành chiến dịch không kích chống IS tại Syria kể từ tháng 10/2015 là một trong những nguyên nhân khiến tổ chức Hồi giáo cực đoan tăng cường các hoạt động khủng bố tại Nga và đặt nước Nga trước thách thức an ninh lớn. Trước những thách thức an ninh này, các chuyên gia cho rằng lực lượng an ninh Nga cần phải tăng cường hoạt động để đối mặt với thực tế hiện nay là công dân Nga trở về từ các “điểm nóng” đang được sử dụng như một phương tiện để truyền cảm hứng cho phong trào chống chính phủ và các hoạt động khủng bố.

Cuộc tranh luận lần thứ hai giữa 11 ứng cử viên Tổng thống Pháp

Ngày 4/4/2017, diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình lần thứ hai giữa các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, có đến 11 ứng cử viên tham gia cuộc tranh luận này.

Trong hơn 3 giờ đồng hồ, các ứng cử viên đã tập trung trả lời các câu hỏi liên quan đến 3 chủ đề chính là tạo công ăn việc làm, bảo vệ người dân Pháp và các giải pháp thực hiện mô hình xã hội đã cam kết. Đây là những thách thức đặt ra đối với nhà lãnh đạo tương lai của nước Pháp, yêu cầu các ứng cử viên phải đưa ra câu trả lời và giải pháp cụ thể.

Dù diễn ra căng thẳng song các nhà phân tích vẫn cho rằng, cuộc tranh luận lần 2 này lại không có sự đột phá. Quan điểm của các ứng cử viên rất khác nhau về các giải pháp cho các vấn đề nan giải của nước Pháp hiện nay.

Diễn ra vào thời điểm mà cuộc bầu cử vòng một chỉ còn cách chưa đầy 3 tuần (vào ngày 23/4), cuộc tranh luận trên truyền hình lần này được xem là có ý nghĩa sống còn đối với các ứng cử viên để thuyết phục cử tri về chương trình tranh cử.

Nghi Syria sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ đơn phương tấn công bằng tên lửa

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), ngày 4/4/2017, ít nhất 100 người thiệt mạng, trong đó có 27 trẻ em, và hơn 500 người bị thương trong các vụ không kích nhằm vào thị trấn Khan Sheikhun thuộc tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria, do quân nổi dậy kiểm soát. Theo SOHR, nhiều người tử vong là do ngạt khói, còn những người bị thương gặp vấn đề về hô hấp, bất tỉnh, nôn mửa và sùi bọt mép. Tổ chức này dẫn các nguồn tin y tế nhận định đây là một vụ tấn công khí độc.

Ủy ban Điều tra Syria của Liên hợp quốc cho biết cơ quan này đã khởi động một cuộc điều tra đối với cuộc tấn công tại thị trấn Khan Sheikhun. Trong khi đó, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) cũng đã thu thập các mẫu phẩm để nghiên cứu tại trụ sở ở La Hay (Hà Lan).

Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích quân sự một căn cứ không quân tại Syria, vốn bị Mỹ cho là nơi tiến hành vụ tấn công. Cùng ngày, truyền hình Nhà nước Syria xác nhận Mỹ đã sử dụng một loạt tên lửa tấn công vào một căn cứ quân sự của Syria và gọi đây là hành động "xâm lược". Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang Nga Viktor Ozerov, nhận định vụ không kích của Mỹ vào căn cứ không quân của Syria là một hành động xâm lược và có thể thể làm suy yếu nỗ lực chống khủng bố.

Theo một số phân tích, khu vực bị tấn công bằng vũ khí hóa học Khan Sheikhun là một trong những thành trì cuối cùng của phe đối lập ở Syria và là mục tiêu không kích thường xuyên của lực lượng chính quyền Syria cũng như máy bay quân sự Nga và cũng bị cả liên quân chống “Tổ chức Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng do Mỹ đứng đầu tấn công. Chính vì vậy, Khan Sheikhun được xem là trọng điểm cần nắm giữ đối với bất kỳ phe nào. Không loại trừ khả năng vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại đây lại trở thành nguy cơ gây đối đầu trực tiếp giữa các bên liên quan khiến triển vọng hòa bình của Syria ngày càng thêm mờ mịt.

Cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong hai ngày 6 và 7/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bên bờ biển Palm, thuộc bang Florida, Mỹ. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về vấn đề chính sách thương mại và tiền tệ, tình hình bán đảo Triều Tiên và an ninh tại Đông Bắc Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã hối thúc hợp tác với Mỹ về đầu tư, cơ sở hạ tầng và năng lượng.

Trong khuôn khổ cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẵn sàng phối hợp để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiến về phía trước từ một khởi đầu mới.

Kết thúc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã mời Tổng thống Donald Trump thăm Trung Quốc trong năm 2017. Về phần mình, nhà lãnh đạo Mỹ đã đồng ý nhận lời mời và bày tỏ hy vọng sẽ thăm Trung Quốc trong một ngày không xa.

Các nhà phân tích cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm, bởi ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác lập và định hình lại tính chất quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới trong nhiều năm tới, cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Tấn công khủng bố bằng xe tải tại thủ đô Stockolm (Thụy điển)

Vào lúc 13 giờ GMT (tức 8h tối giờ Việt Nam), ngày 7/4, một chiếc xe tải đã lao vào một đám đông trên phố Drottninggatan - khu phố đi bộ lớn nhất của Stockholm và sau đó đâm vào một loạt cửa hàng bách hóa gần đó. Cơ quan tình báo Thụy Điển xác nhận, ít nhất đã có 4 người chết và 15 người bị thương. Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven khẳng định Thụy Điển đã bị tấn công. Ông cho rằng nhiều dấu hiệu cho thấy đây là hành động khủng bố.

Ngay lập tức, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đồng loạt bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc, đồng thời lên án vụ tấn công khủng bố.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự cảm thông và chia buồn với người dân Thụy Điển trong thời khắc khó khăn này. Ông nêu rõ Nga thấu hiểu tình cảnh hiện giờ ở Thụy Điển bởi Moskva quá quen với các vụ tấn công khủng bố quốc tế.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau lên án mạnh mẽ vụ tấn công. Ông bày tỏ chia sẻ sâu sắc nhất đối với gia đình, bạn bè và thân nhân những nạn nhân trong vụ tấn công này. Nhà lãnh đạo Canada khẳng định Ottawa sẵn sàng hỗ trợ Thụy Điển trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông nhấn mạnh Chính phủ và lực lượng an ninh Canada sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh chống khủng bố và ngăn chặn những hành động tấn công điên rồ.

Trong khi đó, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner chỉ trích, đây là vụ tấn công điên rồ. Ông khẳng định Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Thụy Điển điều tra vụ tấn công này. Nhà Trắng nhấn mạnh dù mục đích của vụ tấn công là gieo rắc sự sợ hãi, song nó chỉ giúp cộng đồng quốc tế sát cánh hơn nữa trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.

Cùng ngày, lãnh đạo Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha cũng bày tỏ chia buồn với gia đình, người thân, bạn bè của các nạn nhân cũng như người dân và đất nước Thụy Điển. Thị trưởng Paris thông báo chính quyền thành phố tắt đèn thắp sáng tháp Eiffel - biểu tượng của Pháp - trong 1 phút vào đêm 8/4 tưởng niệm những nạn nhân trong vụ tấn công nói trên. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte gọi vụ tấn công là "tin tức kinh hoàng".

Bộ Ngoại giao Hungary và Hy Lạp cùng ra tuyên bố lên án vụ tấn công, đồng thời bày tỏ tinh thần đoàn kết với người dân và đất nước Thụy Điển trong cuộc chiến chống khủng bố.

Trong tuyên bố lên án vụ tấn công này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hi vọng thủ phạm gây ra vụ tấn công sẽ sớm bị trừng trị trước pháp luật.

Trước đó, đại diện của Liên minh châu Âu và người phát ngôn Chính phủ Đức cũng đã lên tiếng chỉ trích vụ tấn công, thể hiện sự chia sẻ đối với mất mát của người dân và đất nước Thụy Điển, đồng thời khẳng định đoàn kết với Stochkholm tiêu diệt khủng bố.

Vụ tấn công một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an ninh tại châu Âu sau khi một loạt quốc gia trong khu vực gồm Pháp, Đức, Bỉ, Anh trong 2 năm trở lại đây liên tục chứng kiến các vụ tấn công khủng bố đẫm máu./.

Theo dangcongsan.vn

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
  • 2  ‘nữ quái’ sử dụng mạng xã hội Facebook để tổ chức đánh bạc
  • CSGT Quảng Trị lần đầu lập chuyên án, phá đường dây ma túy từ Lào về Việt Nam
  • Kẻ tấn công 6 người ở Bến xe Giáp Bát bị khởi tố tội giết người
  • Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
  • Nhận tiền để bỏ qua lỗi, chủ trung tâm đăng kiểm ở Bắc Ninh lĩnh 8 năm tù
  • Nổ mìn làm chết người ở hầm thủy điện: Bắt thêm 3 bị can
  • Bị từ chối tình cảm, gã đàn ông đâm chết người phụ nữ ở Đắk Lắk
推荐内容
  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
  • Tài xế có nồng độ cồn gây tai nạn trên cầu ở Đà Nẵng
  • Nhận hối lộ hàng chục tỷ, cựu Chủ tịch và cựu Bí thư Bắc Ninh nộp lại bao nhiêu?
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đưa hối lộ thế nào trong vụ án AIC ở Bắc Ninh?
  • Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
  • Xe đạp không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền?