【kq bd my】Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát thực thi các FTA
FTA góp phần đưa kinh tế tăng trưởng cao
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của UBTVQH Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến hết năm 2019, Việt Nam đã ký kết 13 FTA và đang đàm phán 3 FTA. Trong số 13 FTA đã ký kết, có 12 FTA đã có hiệu lực đối với Việt Nam thuộc phạm vi của chuyên đề giám sát, bao gồm 1 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP đã được Quốc hội phê chuẩn trong năm 2018. Riêng hiệp định EVFTA có hiệu lực đối với Việt Nam từ 1/8/2020 không thuộc phạm vi giám sát chuyên đề này.
Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Việc tham gia các FTA đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta duy trì mức tăng trưởng cao từ 6-7%/năm, kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo.
Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện như CPTPP và EVFTA không chỉ mang lại cơ hội mà kèm theo những rủi ro và thách thức, nhất là năng lực cạnh tranh để tác động tăng trưởng kinh tế, có thể rủi ro đối với doanh nghiệp (DN) trong nước; thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật; thách thức trong việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước đây như lao động, công đoàn, môi trường.
Tán thành với các nội dung báo cáo kết quả giám sát, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hội nhập là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh toàn cầu hóa và để hội nhập sâu rộng hơn nữa đòi hỏi sự chủ động ở trong nước. Như kết quả giám sát đã chỉ rõ, nếu không xây dựng tốt nội lực, cộng đồng doanh nhân, nội lực nền kinh tế thì khó có thể khai thác hiệu quả chiến lược hội nhập này. Do đó các bài học kinh nghiệm, khắc phục những vấn đề tồn tại giữa Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng DN, người dân và các chủ thể trong quá trình thực thi các FTA là rất quan trọng; đòi hỏi đẩy mạnh hơn nữa thực hiện cải cách, hoàn thiện thể chế khuôn khổ pháp luật.
Nhấn mạnh vai trò các cấp các ngành trong tổ chức thực thi các FTA, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị cần làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong việc kịp thời xem xét phê chuẩn các FTA nhất là các FTA thế hệ mới thời gian gần đây như CPTPP, EVFTA nhận được sự ủng hộ của người dân; thúc đẩy thực thi các FTA thông qua việc kịp thời ban hành nhiều Luật quan trọng, đôn đốc giám sát thực thi văn bản quy phạm pháp luật của các bộ ngành liên quan.
Thách thức trong thực thi các cam kết về lao động, công đoàn, môi trường
Thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đánh giá cao nỗ lực của Đoàn giám sát và cơ bản nhất trí với các nội dung của báo cáo kết quả giám sát. Theo UBTVQH, việc tham gia FTA vừa qua khẳng định là đúng đắn, kịp thời, phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Điều này cho thấy hiệu quả về mặt chính trị và ngoại giao. Việc tham gia FTA vừa qua cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Nền kinh tế có sự tăng trưởng cao, từng bước vững chắc.
Trong xây dựng pháp luật và hoàn thiện thể chế, việc tham gia của FTA đã tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý, tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế và cải cách thủ tục hành chính. Nhiều lĩnh vực như thanh toán, thu ngân sách…có nhiều đổi mới. Các luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, nông nghiệp, các chính sách cạnh tranh, mối quan hệ với các DNNN, mua sắm công, cải cách hành chính, nâng cao năng lực… có bước tiến bộ mới.
UBTVQH cũng lưu ý, bên cạnh những lợi ích cơ hội, việc tham gia FTA còn nhiều khó khăn, thách thức nhất là áp lực đối với các DN trong nước. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu; định hướng lại dòng vốn đầu tư và sẵn sàng ứng phó với việc áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó là thách thức trong việc thực thi các cam kết trong các lĩnh vực mới như lao động, công đoàn, chuyển hướng đào tạo nghề, nâng cao trình độ, tay nghề của lao động Việt Nam, vấn đề môi trường. Đồng thời đặt ra vấn đề cải cách cách thức làm việc mới, vấn đề về chính sách ưu đãi đối với DN FDI và DN trong nước từng bước tạo bình đẳng cũng như khơi dậy, phát huy nội lực và có sự quan tâm đến DN trong nước.
Dương An
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng: Xe khách đâm ô tô tải, 12 người thương vong
- ·Nghệ An: Bắt xe ô tô vận chuyển gần 200 kg pháo các loại
- ·Vụ tiêu diệt trùm ma túy ở Lóng Luông: Hé lộ cuộc điện thoại bí ẩn từ trong nhà của ông trùm
- ·Cần thêm công cụ quản lý chất lượng nông sản
- ·Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam
- ·Từ 1/7: Thay đổi mức đóng
- ·Cận cảnh hội nghị thượng đỉnh Mỹ và Triều Tiên
- ·Sửa đổi QCVN 9 về tương thích điện từ: Sản phẩm gia dụng nào sẽ bị áp chuẩn?
- ·Thanh Hóa: Nghẹn lòng bé gái xinh xắn 5 tuổi bị bỏng nặng trong lúc gia đình đi tắm biển
- ·Thủ tướng chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Hải quan Móng Cái bắt giữ 8 thùng mỹ phẩm nhập lậu
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 308 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Bé gái 3 tuổi tử vong bất thường khi tiêm 2 mũi thuốc tại nhà
- ·Vụ hiệp sĩ Sài Gòn bị đâm tử vong: Chủ nhân xe SH chính thức lên tiếng về phát ngôn gây ‘sốc’
- ·Nhãn lồng Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử trong mùa dịch
- ·29 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày đầu tiên nghỉ Tết Dương lịch
- ·Ai sẽ 'gánh' chi phí cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ
- ·Công an TP.HCM triệt phá lò sản xuất ma tuý 'khủng'
- ·Tìm thấy 'vũ khí' đặc biệt giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus corona chủng mới
- ·Những điểm ‘đặc biệt’ trong tuyên bố chung Triều Tiên – Hàn Quốc mới được công bố