【ban xep han ngoai han anh】Khẩn trương thu hoạch mía chạy lũ
Nước lũ đang tiếp tục dâng cao,ẩntrươngthuhoạchmachạylũban xep han ngoai han anh nhiều diện tích mía bị ngập sâu và gây thiệt hại khiến nông dân huyện Phụng Hiệp vô cùng lo lắng. Để sớm gỡ khó cho bà con nông dân, hiện ngành chức năng của tỉnh và các nhà máy đường khẩn trương thực hiện nhiều công việc.
Nông dân huyện Phụng Hiệp đang phát huy các tổ vần công đốn mía chạy lũ.
Chạy hết công suất khi vào vụ ép
Theo thông báo chính thức từ lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), từ ngày 9 đến 12-10, hai nhà máy đường thuộc Casuco là Nhà máy đường Phụng Hiệp và Xí nghiệp đường Vị Thanh sẽ lần lượt vào vụ ép mía cho niên vụ mía 2018-2019. Như vậy, khi hai nhà máy của Casuco vào vụ ép thì 3/3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh sẽ cùng nhau tiêu thụ nhanh diện tích mía đã bị ngập nước lũ tại các vùng trũng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp; đặc biệt là hai nhà máy đường của Casuco với tổng công suất ép 6.500 tấn mía/ngày đêm.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó tổng Giám đốc Casuco, cho biết: Sau khi Casuco có thông báo chính thức về thời gian vào vụ ép thì đến ngày 8-10, tại Nhà máy đường Phụng Hiệp có khoảng 5.000-6.000 tấn mía được thương lái thu mua về tập kết ở cầu cảng chờ được đưa lên nhà máy ép. Khi vào vụ ép thì quan điểm của Casuco là tập trung thu mua tại những vùng mía đang bị ngập nước lũ trước nhằm hạn chế thiệt hại cho bà con, đồng thời xem xét nâng hết công suất ép để nhanh chóng tiêu thụ hết mía lũ trong thời gian sớm nhất.
Theo báo cáo mới đây của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, do tình hình nước lũ trong những ngày qua tiếp tục dâng cao nên diện tích mía bị ngập nước lũ trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh. Hiện toàn huyện đã ghi nhận có hơn 3.000ha trong tổng số còn khoảng 6.500ha mía chưa thu hoạch của huyện bị ngập nước từ 10-20cm; trong đó có hơn 120ha bị thiệt hại. Trong số diện tích mía bị thiệt hại thì có 27,6ha mía ở xã Tân Long và hơn 15ha mía ở xã Hòa An bị thiệt hại trên 70%.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho hay: Ngoài áp lực mía ngập lũ thì bà con còn gặp khó khăn về giá bán mía chỉ ở mức thấp. Cụ thể, đối với những vùng mía đang được thu hoạch mà cây mía còn tốt thì nông dân bán được giá 600-650 đồng/kg, riêng những nơi mía đã khô đọt do ngập nước thì thương lái chỉ mua với giá từ 400-500 đồng/kg. Như vậy, từ mức giá như trên, cộng với năng suất mía bình quân của huyện đang đạt 100 tấn/ha thì vụ thu hoạch này, nông dân trồng mía của huyện bị lỗ từ 10-15 triệu đồng/ha. Trước những thiệt hại đang diễn ra và để hỗ trợ phần nào chi phí giúp nông dân tái sản xuất, hiện ngành chức năng huyện đang rà soát lại diện tích mía bị ảnh hưởng và thiệt hại do lũ để đề nghị UBND tỉnh công bố thiên tai.
Không chỉ có nông dân trồng mía gặp khó mà hiện các nhà máy đường trong tỉnh cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Theo lãnh đạo Casuco, dù đã bắt đầu vào vụ ép nhưng Casuco vẫn còn gặp nhiều khó khăn do lượng đường tồn kho tương đối lớn (khoảng 27.000 tấn) nên sẽ tạo ra không ít áp lực trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trước tình hình nhiều nơi mía đã bị ngập do lũ và để giảm bớt sự lo lắng về thiệt hại cho người trồng mía, Casuco quyết định vào vụ ép mía trong lúc này.
Với sự lo lắng về tình hình đường tồn kho của Casuco, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Sở NN&PTNT tỉnh vừa có buổi làm việc trực tiếp với Bộ NN&PTNT và được Bộ đồng ý là từ ngày 20 đến 25-10 tới đây, Hậu Giang sẽ xúc tiến thương mại mặt hàng đường sang Trung Quốc. Ngoài ra, lãnh đạo Casuco cần sớm liên hệ với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam để được giới thiệu và liên kết với doanh nghiệp ở Hà Nội nhằm xuất khẩu đường sang Trung Quốc.
Phát huy vai trò tổ thu hoạch mía
Trước tình hình nước lũ đang gây ngập và làm thiệt hại nhiều diện tích mía tại huyện Phụng Hiệp, chính quyền địa phương cần khoanh vùng và tổ chức sắp xếp những nơi ưu tiên thu hoạch mía trước, nhất là phát huy vai trò của các tổ thu hoạch mía ở địa phương đã được hình thành trước đó. Có như vậy, việc đốn mía sẽ được nhanh chóng hơn trong điều kiện thiếu nhân công lao động ở nông thôn như hiện nay và tránh tình trạng nhiều người lợi dụng áp lực nước lũ rồi tự ý nâng giá đốn chặt lên cao, tạo thêm gánh nặng cho nông dân.
Ông Lê Hoàng Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Hiện địa phương đã củng cố và thành lập được 15 tổ (mỗi tổ có từ 15-20 thành viên) vần công thu hoạch lẫn nhau và đang hoạt động rất hiệu quả. Nếu một hộ cứ trông chờ vào những người đốn mía thuê từ địa phương khác đến rẫy mía của mình thu hoạch thì rất lâu vì đang vào cao điểm và còn áp lực nước lũ nên ai cũng kêu đốn. Do đó, khi có những tổ thu hoạch mía như thế này thì xem xét mía của ai bị ảnh hưởng nặng sẽ đốn trước và cứ thế tiếp tục xoay vòng cho đến hết các thành viên. Riêng về tiền thuê đốn, chỉ dao động từ 160.000-170.000 đồng/tấn, còn mướn bên ngoài có khi lên 230.000-240.000 đồng/tấn.
Đang đưa mía từ rẫy ra nơi tập kết để cân cho thương lái, ông Nguyễn Thanh Dương, Tổ trưởng Tổ đốn mía vần công ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ, thông tin: “Hiện tổ có 18 thành viên, mỗi ngày tổ có thể đốn và vận chuyển từ 30-40 tấn mía cây, tương đương khoảng 4 công mía. Nhờ có tổ thu hoạch này mà mía của bà con nơi đây được thu hoạch và chuyển ra nhà máy đường kịp thời, hạn chế bị thiệt hại do lũ”.
Qua khảo sát của ngành chức năng huyện Phụng Hiệp, hiện toàn huyện có 160 tổ thu hoạch mía, mỗi tổ có từ 15-20 thành viên. Các tổ đều có bầu tổ trưởng để liên kết các thành viên và xây dựng kế hoạch thu hoạch mía vào từng thời điểm cho hiệu quả. Từ những tổ thu hoạch mía này đã phần nào giúp người dân đốn mía được nhanh và kịp thời trước áp lực nước lũ như hiện nay. Tới đây, ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp tiếp tục vận động bà con phát huy vai trò của các tổ thu hoạch mía.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 8-10, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch hơn 1.500ha trong tổng số gần 10.600ha mía đã xuống giống, tập trung chủ yếu tại vùng mía huyện Phụng Hiệp. Với việc các nhà máy đường trong tỉnh đang vào vụ ép nên diện tích mía được thu hoạch bình quân từ 50 ha/tuần nay tăng lên 160 ha/tuần. Từ tín hiệu này, cộng với nhiều công việc được ngành chức năng tỉnh, huyện và nhà máy đường thực hiện thì hy vọng những diện tích mía của nông dân đang bị ngập lũ sẽ nhanh chóng được tiêu thụ hết trong thời gian sớm nhất. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:La liga)
- ·Đa dạng dụng cụ nhà bếp thông minh
- ·Tiềm năng phục hồi cây có múi tại Hậu Giang
- ·Hội Điều dưỡng tỉnh: Phát triển 113 hội viên mới
- ·Ra quân Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm vào cuối tháng 4
- ·Hội Doanh nhân trẻ Long An ký kết hợp tác với các cơ quan, đơn vị
- ·Cần thêm trợ lực cho đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
- ·Nhận định, soi kèo Jedinstvo vs Crvena Zvezda, 22h00 ngày 18/12:
- ·Thêm 33 nhà giáo được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
- ·Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị hợp tác xã năm 2024
- ·Học đến đâu, chắc đến đó
- ·Cảnh báo giả mạo app của Chính phủ, Tổng cục Thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân
- ·Trao 20 suất học bổng: “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học tốt
- ·Thị xã Long Mỹ: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
- ·Ghi nhận và biểu dương những thành tích, nỗ lực của ngành Y tế tỉnh nhà
- ·Giá vàng hôm nay 19/12: Vàng miếng SJC trở lại đỉnh 74,5 triệu đồng/lượng
- ·Chuyển trạng thái dạy và học theo hướng thích ứng, phù hợp trước dịch Covid
- ·Phòng dịch an toàn, chất lượng nâng lên
- ·Sổ tay tuyên truyền
- ·Nhiều chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10/2023
- ·Trao bằng tốt nghiệp cho 110 học sinh