【điểm xếp hạng người chơi psg gặp toulouse fc】Tạo bước đột phá cho ngành dịch vụ TP Hồ Chí Minh phát triển
Sức bật mới cho Thành phố Hồ Chí Minh từ phát triển xanh TP Hồ Chí Minh thu hút khách,ạobướcđộtpháchongànhdịchvụTPHồChíMinhpháttriểđiểm xếp hạng người chơi psg gặp toulouse fc phát triển du lịch đường thủy Hải quan TP Hồ Chí Minh: Nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác |
Logistics, cảng biển là những ngành dịch vụ mà TPHCM sẽ tập trung đầu tư. Ảnh: TTXVN |
Nhiều tiềm năng phát triển
Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, trong 10 năm qua, ngành dịch vụ luôn có tỉ trọng đóng góp cao, trên 60% tổng sản phẩm trên địa bàn. Chỉ tính riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu năm 2023 đã đóng góp 59,6% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn), chiếm 90% khu vực dịch vụ.
Số liệu 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, trong mức tăng trưởng chung, khu vực thương mại dịch vụ đóng góp nhiều nhất 4,34 điểm phần trăm, đồng thời có mức tăng trưởng cao nhất 7,26%. Xét tỷ trọng đóng góp của 9 ngành dịch vụ trọng yếu trong tăng trưởng GRDP, giá trị tăng thêm của 9 ngành này chiếm 59,9% trong GRDP và chiếm 91,3% trong khu vực dịch vụ. Cụ thể, có 4/9 ngành có tỷ trọng tăng trưởng cao và chiếm 63,1% nội bộ khu vực dịch vụ gồm thương nghiệp (16,4%), vận tải kho bãi (10,5%), tài chính ngân hàng (9,1%), hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (5,4%).
Với đóng góp quan trọng đó cho thấy, ngành dịch vụ của TPHCM có những bước tiến đột phá, liên tục tăng dần qua từng năm. TPHCM ngày càng khẳng định vị thế là trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, TPHCM xác định dịch vụ là ngành quan trọng đóng góp vào phát triển chung của thành phố. Thời gian qua, TPHCM đề ra nhiều chương trình thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ như: triển khai các đề án “Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ TPHCM giai đoạn 2020 - 2025, hướng đến năm 2040”; đề án “Phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM...
Đáng chú ý, việc xây dựng Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao” (gọi tắt là Đề án) là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp thành phố tiếp tục có những giải pháp khắc phục những vướng mắc, tồn tại và tạo đà bứt phá trong tương lai theo các định hướng, tầm nhìn phát triển kinh tế TPHCM nói chung và ngành dịch vụ nói riêng”, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.
Gỡ rào cản, tạo bước đột phá
Chia sẻ về Đề án, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho rằng, qua nghiên cứu, phân tích, TPHCM có đầy đủ điều kiện cần và đủ để phát triển thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực. Việc khai thác tốt các tiềm năng phát triển của thành phố, nhất là các ngành dịch vụ chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng sẽ tạo động lực mạnh hơn nữa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam nhận định, nếu TPHCM thành lập sở giao dịch hàng hóa sẽ góp phần giải quyết bài toán về tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hàng hóa ở mức cao nhất. Đây cũng là phương thức hiện đại có ký quỹ giao dịch làm phần đảm bảo nghĩa vụ trong mua bán hàng hóa, giúp phát triển lành mạnh mối quan hệ thương mại hàng hóa trong nước và giao thương quốc tế. Thúc đẩy thị trường hiệu quả và minh bạch, cạnh tranh lành mạnh…
Theo các chuyên gia, mặc dù ngành dịch vụ của TPHCM có vai trò rất quan trọng nhưng sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững.
TS Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Chương trình Luật kinh tế, Trường ĐH Hoa Sen cho rằng, rào cản phát sinh từ các quy định của pháp luật đang làm gia tăng chi phí sản xuất và tiêu hao nguồn lực của doanh nghiệp ngành dịch vụ. Thời gian qua, Nhà nước đã có những hoạt động cải cách mạnh mẽ về điều kiện kinh doanh thuận lợi, các quy định kinh doanh đối với lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn cả nước nói chung và TPHCM nói riêng nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Nhiều quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vẫn còn bất hợp lý. Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực dịch vụ tại TPHCM, cần nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Mặt khác, theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA), trong bối cảnh mới, chiến lược phát triển không dừng ở từng ngành riêng lẻ mà tất cả ngành dịch vụ đều phải đặt trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Vì vậy, phải đưa ngành công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông và đổi mới sáng tạo lên hàng đầu, có cơ chế đột phá hơn nhằm phát triển ngành này để các ngành còn lại dựa theo đó mà phát triển.
Ngoài ra, về phương diện đào tạo, các chuyên gia cho rằng, TPHCM cần quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và đặt hàng các cơ sở đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên liên quan tới kinh tế số. Khoảng 18% tổng việc làm trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ trọng yếu có thể tham gia thương mại. Do vậy, trọng tâm đào tạo cần đổi mới theo phương hướng tăng cường kỹ năng của người lao động (đặc biệt là các kỹ năng số) và năng lực của doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý. TPHCM cần trả lời câu hỏi về chính sách thúc đẩy đào tạo, đơn vị và nguồn lực thực hiện cũng như giải pháp để khuyến khích sự hợp tác giữa bên đào tạo và đơn vị sử dụng lao động.
(责任编辑:World Cup)
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Bệnh nhân được điều trị hiệu quả và chi phí thấp nhờ công nghệ robot
- ·SEABANK được trao danh hiệu Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững 2017
- ·Kỹ thuật trồng cây mật gấu 'siêu đơn giản' vừa chữa bệnh vừa kiếm thêm thu nhập
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Ông chủ Mai Linh: Nếu không khoanh nợ, 100 năm nữa vẫn chưa trả xong
- ·Lời tiên tri khủng khiếp nhất về ngày Trái Đất bị hủy diệt
- ·Thủ đoạn 'ăn gian' 5 tỷ của PGĐ công ty Nguyễn Kim
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào đời sống
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Góc nhìn của thế giới về doanh nghiệp tư nhân Việt
- ·Bí ẩn vật thể lạ di chuyển lơ lửng trên Mặt trăng
- ·Công ty nhà nữ đại gia mất 245 tỷ đồng tại Eximbank làm ăn lớn thế nào
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Nuôi cá neon lấp lánh trong bể thủy sinh tưởng khó mà hóa dễ
- ·Kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ
- ·'Uber cho xe đạp': Ứng dụng nở rộ tại Trung Quốc
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Nuôi gà Hồ đặc sản giúp người nông dân 'hốt bạc'