【nhan dinh bayern】Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến giảm thiểu rác thải nhựa
Ảnh minh họa |
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thành phố có khoảng 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, được thu gom xử lý. Trong đó, thành phần chất thải có giá trị, có thể tái chế chiếm khoảng 20-25% (bao bì nhựa, giấy, kim loại…). Hiện một phần chất thải nhựa có giá trị cao được người dân phân loại bán phế liệu, một phần tiếp tục được phân loại và tái chế tại các nhà máy xử lý tập trung của thành phố, phần còn lại được thu gom xử lý cùng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, việc thu hồi và tái chế bao bì nhựa chưa hiệu quả cùng với tình trạng thải bỏ bừa bãi rác thải nhựa vẫn còn diễn ra là những vấn đề cần giải quyết trong công tác quản lý môi trường của thành phố.
Để tăng cường quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm kiểm soát ô nhiễm do chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy với các chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn sẽ sử dụng các loại bao bì thân thiện môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt để thay thế túi ni lông khó phân hủy. Đồng thời, tiểu thương tại các chợ dân sinh sẽ giảm 50% sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói sản phẩm cho người tiêu dùng.
Về phía doanh nghiệp, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng thay thế 100% túi ni lông khó phân hủy bằng túi ni lông thân thiện với môi trường. Cụ thể, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Saigon Co.op thay thế màng nhựa bọc thực phẩm bằng lá chuối, dây lạt, sử dụng túi giấy để đựng thực phẩm.
Không những vậy, hiện 100% cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị như không sử dụng nước uống đóng chai mà chuyển sang sử dụng các bình nước thể tích lớn, chai thủy tinh hoặc tự đun nấu, không sử dụng ly nhựa, ống hút nhựa...
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình, thành phố phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu 80% chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý theo hướng tái chế, tái sử dụng và tái sinh năng lượng./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Vụ karate trẻ TPHCM bị tố gian lận: Đình chỉ HLV Mộng Tâm và tổ trọng tài
- ·Rà soát, giải quyết thấu đáo những vấn đề công dân phản ánh
- ·112 học viên tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng hòa giải
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại huyện Bù Đốp
- ·TX.Tân Uyên: Vững bước trên đường phát triển
- ·Xây chất lượng, nhận niềm tin
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Đảng bộ TX.Bến Cát: Kết nạp mới 135 đảng viên
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·9 tháng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Phước ước đạt 7,36%
- ·Kỳ vọng tiếp tục tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam
- ·9 tháng năm 2023, tình hình kinh tế
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·TX.Bến Cát: Các chợ, siêu thị chuẩn bị tốt hàng hóa phục vụ tết
- ·Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoàn thành tốt kiểm tra bắn đạn thật
- ·79 học viên hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức dành cho đối tượng 4
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Cú hích từ nông thôn mới