会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo nha cai 88.net】Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL!

【keo nha cai 88.net】Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL

时间:2025-01-11 05:32:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:298次

Cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030,ảiphpphttriểnnngnghiệpbềnvữngvngĐkeo nha cai 88.net tầm nhìn đến năm 2050 nhằm “phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hài hòa các lợi thế tự nhiên, đồng thời tạo nên những dấu ấn riêng”, mà trọng tâm vào bài toán chuyển đổi nông nghiệp xanh - hiện đại - bền vững để tạo bứt phá cho kinh tế vùng. Đây là vấn đề mà các tỉnh ĐBSCL quan tâm thực hiện.

VFA đề nghị nên hạn chế, cấm các loại thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng đã được một số nước cảnh báo. Ảnh: T.TRÚC

Xuất khẩu tăng ấn tượng

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, thời gian qua ngành nông nghiệp cả nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản tốp đầu thế giới; các mặt hàng nông sản của nước ta đã có mặt ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng năm 2022, xuất khẩu nông sản chạm mốc 50 tỉ USD, một kết quả ấn tượng. “Dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng nông nghiệp vẫn còn manh mún, tính liên kết chưa cao, chưa chú trọng công nghệ cũng như đổi mới sáng tạo. Về lâu dài, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Do đó, yếu tố xanh, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn… đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2021-2030”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay.

 Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nhấn mạnh: “Mỗi năm nước ta sản xuất khoảng 43 triệu tấn lúa (tương đương 21 triệu tấn gạo). Xuất khẩu bình quân từ 6,1-6,5 triệu tấn gạo/năm. Đối với năm 2022, ước xuất khẩu gạo đạt 7 triệu tấn, trong đó vùng ĐBSCL đóng vai trò chủ lực. Thành công lớn nhất là những năm qua các địa phương ĐBSCL đã chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm… để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, mang về giá trị cao. Tới đây, ngành lúa gạo với mục tiêu “hiện đại, tuần hoàn và phát thải thấp” đây là xu hướng tất yếu”.

“Là doanh nghiệp lớn về xuất khẩu lúa gạo, chúng tôi cam kết đồng hành cùng sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL; tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị tại các vùng sản xuất lúa chủ lực, giúp nông dân sản xuất hiệu quả”, ông Đỗ Hà Nam cam kết. Ông Đỗ Hà Nam kiến nghị các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng… nên ưu tiên vốn cho doanh nghiệp trong thu mua, xuất khẩu, tạm trữ lúa gạo. Đồng thời, đề nghị nên hạn chế, cấm các loại thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng đã được một số nước cảnh báo. Liên quan về lúa gạo, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, vấn đề trăn trở lâu nay là lợi nhuận của nông dân trồng lúa chưa cao, chỉ khoảng 20-30 triệu đồng/ha/vụ; do đó cần tìm cách nâng lợi nhuận lên 50-70 triệu đồng/ha/vụ để nông dân có thể khá lên. Giải quyết việc này, cần trợ lực nông dân tiết giảm các khoản chi phí đầu vào; tăng cường sản xuất theo hướng sạch, hữu cơ nhằm phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường.

Giảm phát thải trong nông nghiệp

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhìn nhận, trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL thì con tôm và con cá tra còn tiềm lực rất lớn; do đó cần phát huy tiềm năng để tạo ra ngành hàng mới, góp phần giảm phát thải. Theo đó, các ngành chức năng ở ĐBSCL đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nhằm thay đổi nhận thức, thói quen của người sản xuất và tiêu dùng theo lối sống xanh, có trách nhiệm. Đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành, các cấp… hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất chung, hỗ trợ hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phía Bộ NN&PTNT rà soát, chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch các vùng nuôi thủy sản phù hợp với nhu cầu thị trường, chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ như tôm - rừng, tôm - lúa…

Ông Li Guo - chuyên gia cao cấp về Kinh tế Nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - cam kết đồng hành, hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng “hiện đại - bền vững - phát thải thấp”. Ông cho rằng, thành tích nông nghiệp Việt Nam trong 35 năm qua là “câu chuyện thành công ở Đông Nam Á”. Tuy nhiên, sự suy giảm môi trường bởi sử dụng nhiều nước, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và tác động biến đổi khí hậu… đã đe dọa sự phát triển của ngành nông nghiệp; do đó cần có định hướng, chính sách cụ thể để giải bài toán đầy thách thức này. Ông Li Guo mong muốn nông nghiệp vùng ĐBSCL không chỉ là thế mạnh của Việt Nam, mà còn được nhận diện trên toàn thế giới. Ông ủng hộ việc xây dựng đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL.

Hiện nước ta có 10 nhóm hàng nông nghiệp nằm trong tốp 10 về xuất khẩu thế giới như: tôm, cá tra, cà phê, gạo, chè, các sản phẩm từ lâm nghiệp... Kết quả này là nhờ công sức, nỗ lực của những người làm nông nghiệp. Cùng với những thành tựu trên thì Việt Nam có những cam kết, kế hoạch quốc gia hướng đến nền nông nghiệp bền vững, giảm phát thải. Điều này cho thấy Việt Nam có trách nhiệm về môi trường đối với thế giới. Bộ NN&PTNT và các tỉnh ĐBSCL có định hướng sử dụng quỹ đất, giống cây trồng, nâng giá trị nông sản, ngoài ra cũng có các chính sách đầu tư khai thác triệt để, nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và các bộ ngành chức năng, các tỉnh ĐBSCL cùng thực hiện nỗ lực quốc gia nhằm giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Từ năm 2023, chuyển dịch mạnh mẽ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở ĐBSCL theo hướng khuyến khích ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thu giữ, sử dụng khí mê tan và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức trong và ngoài nước tham gia giảm phát thải khí mê tan. Từ năm 2024, chấm dứt việc đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp thông qua việc cải tiến, áp dụng trên diện rộng quy trình công nghệ. Đến năm 2025, cam kết đạt chỉ tiêu giảm tổng lượng phát thải khí mê tan trong trồng trọt và chăn nuôi. Đến năm 2030, cam kết đạt chỉ tiêu giảm tổng lượng phát thải khí mê tan ở ĐBSCL trong trồng trọt và chăn nuôi...

 

HƯNG TÂN

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
  • Sữa Cô gái Hà Lan tiên phong chung tay chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng
  • Ước nguyện cuối đời nghệ sĩ Giang còi là được chôn cùng cây đàn guitar
  • Thời tiết ngày 4/10: Chiều tối và đêm, nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông
  • Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
  • 10 điểm giúp VinFast President xứng danh xe của “ông chủ”
  • Đời thường gợi cảm của Hoa nhà quê trong 'Mùa hoa tìm lại'
  • Tình 'đũa lệch' cổ tích và kết thúc tiếc nuối của Vinh Râu
推荐内容
  • Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
  • Thời tiết ngày 8/10: Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão
  • Hà Nội chi trả 2.580 tỷ đồng cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
  • Hương vị tình thân tập 66: Nam có ý định chia tay Long
  • ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
  • TP. Hồ Chí Minh: 16 quận, huyện đã tiêm 100% mũi 1 vắc