【kqbdduc】Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính trong ngành Tài chính
Theo kế hoạch đề ra, năm 2020 Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính, tiếp tục đưa việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đi vào nề nếp.
Bên cạnh đó, rà soát và đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Tài chính, tập trung vào nghiên cứu giảm thời gian, hồ sơ, giấy tờ và chi phí thực hiện thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp.
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính, Bộ Tài chính sẽ kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan tài chính từ Trung ương đến địa phương theo hướng: Cơ quan ở Trung ương chuyển từ điều hành tác nghiệp sang tập trung hoạch định chính sách vĩ mô, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động; cơ quan ở địa phương giảm dần các cấp trung gian đồng thời tăng cường nguồn lực tại các cơ quan, đơn vị tác nghiệp trực tiếp…
Trong công tác cải cách hành chính, xác định con người là quan trọng, Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức ngành Tài chính có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ Tài chính cũng đặt mục tiêu cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính. Trong đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực tài chính quốc gia. Thực hiện cơ cấu chi ngân sách nhà nước vững chắc; cải cách quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả…
Để cải cách hành chính hiệu quả, không thể không nhắc đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin. Bộ Tài chính sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành của Bộ; xây dựng, triển khai Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính; triển khai phần mềm quản lý văn bản điều hành. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống quản lý cán bộ Bộ Tài chính theo mô hình tập trung; triển khai phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin Một cửa điện tử để ứng dụng tại Bộ phận một cửa của Bộ Tài chính…
Thời gian tới, các đơn vị thuế, hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa trong công tác thu nộp ngân sách. Cụ thể, tiếp tục triển khai các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà, nộp thuế điển tử lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Đồng thời, vận hành ổn định và nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN…
Trong lĩnh vực quản lý công sản, quản lý giá, quản lý bảo hiểm: nâng cấp Cơ sở dữ hiệu quốc gia về tài sản công; triển khai dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá giai đoạn 2”; tiếp tục triển khai các giai đoạn thực hiện đối với dự án “Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm”; triển khai ứng dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ dự trữ quốc gia…
Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ đến từng thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ. Những kết quả cải cách hành chính hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính là cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân./.
Năm 2019, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, bãi bỏ 49 thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung 23 thủ tục và ban hành mới 38 thủ tục trong các lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, công sản, ngân hàng và bảo hiểm để tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành việc kết nối liên thông gửi, nhận văn bản với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; triển khai trực tuyến 982 thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính (trong đó 114 dịch vụ mức độ 1, 364 dịch vụ mức độ 2, 197 dịch vụ mức độ 3 và 307 dịch vụ mức độ 4). Theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 24/10/2019, chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội của Việt Nam tăng 22 bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá; vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019./. |
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trường hợp cấp bách, địa phương chủ động ngân sách mua sắm thiết bị phòng, chống dịch COVID
- ·Công bố “Ứng dụng bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động
- ·Tháng Sáu nhớ Bác, người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·Thủ tướng chủ trì họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dầu khí và hàng không
- ·Thuốc bảo vệ thực vật nào sẽ bị cấm sử dụng tại Việt Nam
- ·Thuốc bảo vệ thực vật nào sẽ bị cấm sử dụng tại Việt Nam
- ·Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn
- ·Giảm 30% mức thu phí trong lĩnh vực y tế đến hết năm 2020
- ·Giải pháp tháo gỡ ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới phía Bắc
- ·Sản xuất vaccine chống Covid
- ·Bộ Y tế dự thảo Thông tư ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
- ·Hà Nội đề ra 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid
- ·Cấm uống rượu bia nơi công cộng: Liệu có khả thi?
- ·Từ ngày 21/3, khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam phải cách ly bắt buộc 14 ngày
- ·Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy nhà ở riêng lẻ
- ·Liệu có chuyện làm giá thịt lợn hay không?
- ·Đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á
- ·Thủ tướng: Doanh nghiệp phải đổi mới năng suất chất lượng, vươn lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·BHXH Việt Nam hướng dẫn cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế không thay đổi thông tin
- ·WHO kêu gọi chia sẻ vaccine phòng COVID