【ban sep hang y】Quyền lợi của người lao động được bảo đảm
BPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 103/2014/NĐ-CP quy định về lương tối thiểu vùng và quy định này bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2015. Nghị định này thay thế Nghị định 182/2013/NĐ-CP. Theềnlợicủangườilaođộngđượcbảođảban sep hang yo đó, nghị định này có những điểm mới nổi bật so với quy định hiện hành, như sau:
* Tăng mức lương tối thiểu vùng và thay đổi về phạm vi điều chỉnh:
Theo quy định tại nghị định trên, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng, cụ thể như sau: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng); Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng); Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng); Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).
Nghị định cũng đã bổ sung thêm cụm “theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động” vào phạm vi điều chỉnh của Nghị định, cụ thể như sau:
Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
* Đối tượng và nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Cũng theo nghị định, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp cũng thuộc đối tượng điều chỉnh tại nghị định này.
Nghị định cũng đã dành riêng một điều mới quy định về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, cụ thể như sau: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh.
* Quy định rõ trường hợp người lao động đã qua học nghề
Theo quy định tại nghị định này, người lao động đã qua học nghề, bao gồm: Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định 90/1993/NĐ-CP. Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Luật Việc làm; Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài; Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. Những đối tượng nêu trên phải được trả lương ít nhất cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng.
Điểm mới nổi bật nhất của nghị định này là bảo đảm quyền lợi của người lao động. Vì nghị định đã quy định cụ thể, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
NV
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nam: Hiểm họa trên cây cầu mục nát lan can
- ·AEON Việt Nam kích cầu tiêu dùng với đa dạng ưu đãi cuối năm
- ·SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22
- ·Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hóa thương mại điện tử
- ·Phụ nữ mấy ai đủ can đảm ly hôn
- ·Vinpearl Safari Phú Quốc lọt top đầu vườn thú và thủy cung tại châu Á
- ·Giá cà phê hôm nay 1/12: Quay đầu giảm sau chuỗi ngày tăng kỷ lục
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng, nhiều nhất gần 500 đồng/lít
- ·Thông tin về sự cố cháy tại Trạm biến áp 220kV Cai Lậy
- ·Một ngân hàng bổ nhiệm cùng lúc 3 phó tổng giám đốc
- ·Điểm danh 5 đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín
- ·Dịp cuối năm thiếu thịt heo?
- ·Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay
- ·Giá cà phê hôm nay 1/12: Quay đầu giảm sau chuỗi ngày tăng kỷ lục
- ·Giá USD hôm nay 16/4/2024: Ngân hàng chạm đỉnh mới 25.400 đồng
- ·Soi kèo phạt góc Hacken vs Brommapojkarna, 22h30 ngày 15/7
- ·Chuyên gia: Không nên mua bán khi giá vàng biến động khó lường
- ·Giá vàng hôm nay 29/11: Vàng đi ngang, có thể giảm trong ngắn hạn
- ·Lắp camera hành trình Xiaomi 70mai chính hãng tại Long An
- ·Bộ Xây dựng: Nhiều dự án bất động sản tại Phú Thọ có sai phạm