【ket quá bong da】Điều khó hiểu trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phát biểu tại nghị trường. |
Hiệu quả kinh tế- xã hội mà hình thức tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cao hơn hẳn các doanh nghiệp,Điềukhóhiểutrongviệcđưangườilaođộngđilàmviệcởnướcngoàket quá bong da nhưng điều khó hiểu là không nhiều nước tiếp nhận lao động qua kênh này.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) so sánh như trên khi thảo luận về dự ánLuật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), chiều 17/6 tại Quốc hội.
Rất đáng suy nghĩ
Theo báo cáo tổng kết thi hành luật thì người lao động được tổ chức sự nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài từ lương trung bình, lượng kiều hối gửi về đến chi phí ban đầu đi rất thấp, quyền và lợi ích hợp pháp được đảm bảo, chất lượng lao động tốt hơn hẳn các doanh nghiệp.
Nhưng, việc không nhiều nước tiếp nhận lao động qua kênh này, theo ông Nhân là bên cạnh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, như báo cáo giám sát chuyên đề của Quốc hội đã nêu, thì có hay không sự thỏa hiệp trong đàm phán giữa doanh nghiệp và các công ty tiếp nhận, nhằm tìm lao động giá rẻ, chất lượng không đảm bảo để dễ dàng cắt xén quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nếu có tình trạng trên thì cơ chế nào trong dự luật này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, phát hiện những bắt tay đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời làm thế nào để tiếp tục phát huy những hiệu quả cũng như khắc phục tình trạng không nhiều nước tiếp nhận lao động qua các đơn vị sự nghiệp, ông Nhân phát biểu.
Ông Nhân cũng nêu ra thực tế là dù người lao động phải trả phí lao động thuộc hàng cao nhất nhưng vẫn có tình trạng doanh nghiệp "đem con bỏ chợ".
"Những thiên đường nhiều doanh nghiệp cố sức tô vẽ đã phần nào minh chứng cho nhận định của giám đốc ILO tại Việt Nam cho rằng không phải tất cả lao động Việt Nam đều có thể tiếp cận hệ thống tuyển dụng có đạo đức và công bằng", ông Nhân nói.
Làm thế nào để dự luật thật sự làm tấm bản đồ không những chỉ rõ đường đi mà cả lối về cho lao động di cư. Bởi với 2,5 tỷ USD gửi về quê hương hàng năm thì ít nhiều người lao động phải có quyền đòi hỏi một dự luật với các chế định chặt chẽ hơn, trách nhiệm hơn từ các nhà hoạch định chính sách, ông Nhân nhấn mạnh.
Doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế nhất định
Liên quan đến quy định về doanh nghiệp, dự thảo quy định doanh nghiệp "có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 5 tỷ đồng" và "đã ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng".
Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cho rằng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp mà doanh nghiệp thì có nhiều loại từ lớn, nhỏ, vừa. Nếu quy định chung như dự thảo luật thì khó thực hiện.
Hơn nữa, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành nghề kinh doanh có điều kiệnvới lĩnh vực đặc thù liên quan đến con người. Vì vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có tiềm lực kinh tế nhất định để đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự để thực hiện thật đúng ngay từ đầu. Cho nên, việc tăng vốn chủ sở hữu và tăng tiền ký quỹ là cần thiết đối với doanh nghiệp dự định xin giấy phép hoạt động, ông Sơn phân tích.
Để phù hợp với Luật Doanh nghiệp, ông Sơn đề nghị quy định doanh nghiệp phải có "vốn điều lệ 10 tỷ Việt Nam đồng". Tùy loại hình doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ do Chính phủ quy định cụ thể nhưng không được thấp hơn 5 tỷ Việt Nam đồng. Tiền ký Quỹ không dưới 3 tỷ Việt Nam đồng
Vấn đề đại biểu Dương Minh Tuấn ( Bà Rịa - Vũng Tàu) quan tâm là để có giấy phép về dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì người đại diện theo pháp luật phải có 5 năm kinh nghiệm và thời hạn giấy phép là 5 năm, doanh nghiệp phải công khai bản sao giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Đại biểu Tuấn cho rằng có thể bỏ những quy định này, khi chuyển sang hậu kiểm, nếu đơn vị nào vi phạm thì xử lý hoặc tạm đình chỉ.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (Bến Tre) cũng băn khoăn về điều kiện người đại diện theo pháp luật phải có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm, trong khi luật hiện hành chỉ là 3 năm.
Theo đại biểu thì trên thực tế, những hạn chế liên quan đến các cơ sở không phép hoạt động chui và trách nhiệm quản lý nhà nước không liên quan đến số năm kinh nghiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Việc quy định như trên, theo đại biểu thì ngầm hiểu chỉ những doanh nghiệp hiện tại mới đủ điều kiện và cản trở các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường lao động.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nếu in hóa đơn giả, xử phạt thế nào?
- ·Họp Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp
- ·Đánh sập đường dây tiền ảo dưới hình thức đa cấp trị giá hàng ngàn tỉ đồng
- ·Việt Nam, France boost cooperation in public services, administrative modernisation
- ·Đầu tư công nghệ chế biến thanh long cần được đẩy mạnh
- ·Đảm bảo nguồn lực cho phòng cháy chữa cháy
- ·Ðoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng giao thông
- ·9 giờ 25 phút, huyện biên giới Bù Đốp đạt 48,72% cử tri đi bầu cử
- ·Con què chăm mẹ liệt giường
- ·Hớn Quản làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử
- ·Giá vàng hôm nay, 2/5: Đảo chiều bật tăng
- ·Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
- ·4 công trình được xét chọn tham gia “Giải thưởng sáng tạo khoa học
- ·Hướng dẫn vận hành địa chỉ tin cậy, địa chỉ an toàn
- ·Chủ tịch QH nói về việc 'cách hết chức vụ khi nghỉ hưu'
- ·Liên tiếp bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo hụi
- ·TP. Bạc Liêu: Triển khai công tác viết lịch sử Đảng
- ·Nâng cao năng lực xét nghiệm SARS
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/4/2024: Xăng trong nước sắp có đợt tăng giá?
- ·Thảo luận tại tổ, ĐBQH đề nghị xác định tiêu chí của biển số xe đẹp