【kết qua c2】IMF: Tăng trưởng ‘ảm đạm’ ở các nước giàu kéo lùi kinh tế toàn cầu
Tăng trưởng toàn cầu năm 2017 được dự báo sẽ chỉ nhích lên 3,4% từ 3,1% năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" mới nhất, mặc dù các nhà làm chính sách ở các ngân hàng trung ương đã đẩy các biện pháp kích thích đến giới hạn của nó.
Hạ bậc trong dự báo với Mỹ và Anh đã bù lại phần nâng lên của Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Nga, giữ các số liệu dự báo chính của IMF với nền kinh tế toàn cầu không thay đổi so với báo cáo cuối cùng vào tháng Bảy.
“Sự phản ứng chính trị dữ dội chống lại các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đe dọa làm giảm sức phục hồi vốn đã yếu và không ổn định”, IMF cảnh báo.
“Tăng trưởng yếu ớt không có dấu hiệu cải thiện khi các rủi ro của nền kinh tế tiêu cực và tác động chính trị ngày càng lớn”, Kinh tế trưởng của IMF, ông Maurice Obstfeld nói, ám chỉ các rào cản thương mại đang được dựng lên, một bộ phận lớn phản đối thương mại tự do và nhập cư ở Mỹ và châu Âu.
IMF cắt giảm 0,2% từ dự báo tăng trưởng của Anh cho năm 2017 khi gánh nặng của việc rút khỏi Liên minh châu Âu gây áp lực lên sản lượng nền kinh tế.
“Vẫn chưa thể rõ tác động của sự kiện lên quốc gia này khi nó sẽ bắt đầu 2 năm đàm phán vào tháng Ba để xác định tương lai quan hệ với toàn khối. Nhưng gia tăng bất ổn kinh tế và chính trị được dự báo sẽ làm tổn thương đầu tư và chi tiêu cá nhân và dòng chảy thương mại và tài chính sẽ ‘mỏng’ hơn”, IMF đánh giá và nhận định “Tăng trưởng của Anh năm 2016 dự báo giảm xuống 1,1%, từ mức 1,8%”.
Với Mỹ, suy yếu ở nước ngoài và đầu tư mờ nhạt đã dập tắt tăng trưởng kỳ vọng. Kết hợp với cú sốc vào giá hàng hóa từ sự sụt giảm giá năng lượng và bất ổn gây ra bởi chiến dịch tranh cử tổng thống, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ 0,6% cho năm nay xuống 1,6% và 0,3% của năm 2017 xuống 2,2%.
Nguy cơ giảm phát tiếp tục ăn sâu ở nhiều quốc gia công nghiệp lớn khác, mặc dù đang chứng kiến một thời đại lãi suất âm và thấp chưa từng có. Chính sách quyết liệt mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và trì hoãn tăng thuế đã đẩy dự báo của Quỹ với nước này lên mức khiêm tốn 0,6% cho năm tới.
Ở khu vực Eurozone, tăng trưởng kỳ vọng giảm xuống 1,5%, sụt 0,2%. Các doanh nghiệp trong liên minh tiền tệ dự định đầu tư, trong khi các ngân hàng không muốn cho vay, vì mức nợ vẫn còn đè nặng lên chính phủ và bảng cân đối kế toán của ngân hàng, trong khi tăng trưởng sức sản xuất là không đáng kể.
"Rủi ro tăng trưởng ảm đạm tự nó kéo dài hơn, khi đầu tư giảm, giảm tăng trưởng năng suất, thị trường lao động trở nên kém năng động", ông Obstfeld cảnh báo.
Thị trường mới nổi sẽ không thể kéo kinh tế toàn cầu ra khỏi cuộc khủng hoảng lâu dài, mặc dù đang ngày càng gia tăng đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu.
Nga và Brazil vẫn chưa sẵn sàng để quay trở lại thời kỳ tăng trưởng dương, do phải ổn định giá hàng hóa sau hai năm suy thoái sâu. IMF cắt giảm triển vọng cho nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính bất thành vào tháng Bảy. Dự báo cho Nam Phi, đất nước có khoản nợ đang trên bờ vực bị xếp hạng “không có khả năng thanh toán” bởi các tổ chức xếp hạng, cũng bị hạ bậc do đang phải vật lộn với nhu cầu suy giảm từ Trung Quốc, giá cả hàng hóa yếu và bất ổn chính trị.
Mặc dù tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo giảm từ 6,6% năm nay xuống mức ‘vẫn nóng’ 6,2% năm 2017, khoản giảm khiêm tốn đó chỉ là do e ngại tín dụng vẫn tiếp tục được bơm vào nền kinh tế với tập trung quá lớn vào công nghiệp và nợ đã ở mức nguy hiểm.
“Tăng trưởng trong ngắn hạn như vậy, đặc biệt là không có sự điều chỉnh theo hướng dẫn dắt của thị trường và người tiêu dùng, sẽ đi kèm với những rủi ro trong dài hạn”, IMF cảnh báo.
Ấn Độ vẫn duy trì là một điểm sáng trong nền kinh tế thế giới, tăng trưởng 7,6% trong cả năm nay và năm tới. Tuy nhiên, cả Ấn Độ và Trung Quốc phải đối mặt với một vấn đề mà nhiều thị trường mới nổi có thể chỉ mới bắt đầu nhận thấy: nợ doanh nghiệp ngày càng tăng.
Nợ doanh nghiệp cao, lợi nhuận suy giảm và bảng cân đối của ngân hàng yếu, đặc biệt là ở các nền kinh tế xuất khẩu, "khiến các nền kinh tế chịu đe dọa từ sự thay đổi đột ngột trong niềm tin nhà đầu tư", IMF đánh giá.
IMF cũng “xót xa” cảnh báo các nhà hoạch định chính sách phải chống lại sự cám dỗ trở lại chủ nghĩa bảo hộ, khi tăng trưởng thương mại mắc kẹt trong thời đại tăng trưởng thấp. Một xu hướng chống thương mại như vậy làm nền kinh tế thế giới nghiêng dần vào một cuộc khủng hoảng dài hạn.
IMF ước tính rằng, việc tăng đột biến các rào cản thương mại trên toàn cầu đã đẩy giá nhập khẩu tăng 10%, rút đi gần 2% ra khỏi tăng trưởng thế giới trong 5 năm tới, giảm 15% trong xuất khẩu và kéo đầu tư xuống hơn 4%./.
Ngọc Trang (theo Wall Street Journal)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Xác định hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực tài chính
- ·Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo: vấn đề cấp thiết
- ·Trên 72% số xã đạt tiêu chí thu nhập
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Trên 70% hàng hóa tại siêu thị là hàng Việt
- ·Hiệu quả từ những chuyến đi
- ·Người chăn nuôi Bến Tre loay hoay 'giải cứu' chính mình
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Chữ đường giống mía ROC 16 đạt hơn 10 CCS
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Hướng tới đô thị xanh, hiện đại
- ·Đồng Nai còn hơn 300.000 con lợn cần được 'giải cứu'
- ·Giữ vững danh hiệu văn hóa nông thôn mới
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Chuẩn bị đón tết
- ·Người nuôi cá tra thắng lớn
- ·Nhiều sai phạm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Thành lập 6 đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 12 tỉnh, thành phố