【giải vdqg hà lan】Doanh nghiệp sớm chuẩn bị hàng Tết
Hàng không bán vé tết Tân Sửu sớm,ệpsớmchuẩnbịhàngTếgiải vdqg hà lan giá rẻ | |
Doanh nghiệp sớm được hỗ trợ về gia hạn thuế và tiền thuê đất | |
Doanh nghiệp thuỷ sản chuẩn bị kế hoạch khắc phục sau khi dịch bệnh lắng xuống |
Để đảm bảo nguồn cung thì ngoài việc tính toán, dự trữ nguồn hàng, các DN cũng mở rộng liên kết với các hợp tác xã có truy xuất được nguồn gốc để người tiêu dùng yên tâm về chất lượng. Ảnh: ST |
Cố gắng không tăng giá
Lường trước những biến động về giá thực phẩm cuối năm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đặc biệt là mưa bão trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào.
Bà Trần Quỳnh Nga, đại diện Công ty TNHH Thực phẩm sạch An Việt cho biết, ngay từ đầu tháng 10 chúng tôi đã làm việc với một số trang trại để kí hợp đồng đảm bảo nguồn cung cho đến hết tháng 2/2021. Theo đó, các trang trại này sẽ bảo đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng đúng theo yêu cầu của chúng tôi. Về giá cả, chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo giá cả bình ổn theo chủ trương của nhà nước, đồng thời sẽ giữ bình ổn giá này cho đến hết tết Âm lịch 2021.
“Dịp tết Canh Tý 2020, tổng lượng hàng bán ra của chúng tôi đã tăng khoảng 33%, Tết năm nay chúng tôi dự kiến sản lượng hàng hóa bán ra thị trường cao hơn cùng kỳ năm ngoái, khoảng từ 30-40%, nhu cầu sẽ vẫn tập trung vào một số sản phẩm chính như giò, chả, thịt lợn và hải sản”, bà Trần Quỳnh Nga cho biết thêm.
Ngoài việc chuẩn bị nguồn hàng, các doanh nghiệp năm nay cũng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp đều đảm bảo 100% sản phẩm trứng, thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, rau củ quả đều được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Hưng, hiện đang điều hành 3 siêu thị trên địa bàn Hà Nội cho biết, năm nay công ty vẫn sẽ đảm bảo giá sản phẩm trong tháng Tết giữ ổn định. Sức tiêu thụ mỗi năm của công ty thường tăng 10-15% và để đảm bảo nguồn cung thì ngoài việc tính toán, dự trữ nguồn hàng, công ty cũng mở rộng liên kết với các hợp tác xã có truy xuất được nguồn gốc để người tiêu dùng yên tâm về chất lượng.
Với cách chuẩn bị như vậy, ông Hưng cho biết sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường trước, trong và sau Tết với nguồn hàng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả ổn định. Ngoài ra, dịp Tết năm nay Công ty ông cũng sẽ đưa ra thị trường những dòng sản phẩm mới dành riêng cho dịp Tết là những giỏ hoa quả, giỏ quà, mâm ngũ quả…
Hỗ trợ các tỉnh, thành tiêu thụ hàng Tết
Nhằm khắc phục những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, đồng thời hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ hàng hóa và kích cầu tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, lãnh đạo thành phố đã giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp bố trí 14 điểm bán hàng cố định hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước đưa hàng hóa về tiêu thụ tại Hà Nội trong dịp cuối năm 2020 và tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Hàng năm, Hà Nội thường hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức các tuần hàng hóa vào dịp Tết. Năm nay, ngoài việc hỗ trợ duy trì các hoạt động như năm trước, thành phố Hà Nội có thêm việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố đưa hàng hóa về bán tại các điểm cố định. Đây là một trong hàng loạt giải pháp đồng bộ, thống nhất được Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt suốt thời gian qua nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo đòn bẩy phục hồi phát triển kinh tế.
Từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ triển khai khoảng 40 chương trình kích cầu trên địa bàn; tổ chức chương trình liên kết vùng để kết nối cung cầu. Trên cơ sở giới thiệu của Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã, Sở Công Thương đã bố trí được gấp đôi số điểm mà thành phố yêu cầu, là 28 điểm, gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà văn hóa, công viên trên địa bàn thành phố. Sở cũng đã gửi công văn thông báo nhận đăng ký tới Sở Công Thương của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến nay, 6 tỉnh, thành phố đã có đăng ký đưa hàng về các điểm bán hàng này.
Đối với các điểm bán hàng đã có sẵn kiôt, khi tham gia, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đăng ký chỉ phải đóng tiền điện, nước cho đơn vị quản lý. Hiện nay, Sở Công Thương đang đề xuất thành phố hỗ trợ kinh phí lắp đặt các kiôt đối với những điểm bán hàng chưa có kiôt như công viên, nhà văn hóa.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 04/2013
- ·Chứng khoán VietCap phải thanh toán tiền mua cổ phiếu thay nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
- ·Đại hội điểm Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy ChingLuh Việt Nam
- ·Cử tri huyện Tân Hưng mong có chính sách bình ổn giá vật tư nông nghiệp và xăng, dầu
- ·Thịt ủ mát chuẩn Âu MEATDeli: 5 năm liên tiếp vào Top 10 Tin dùng Việt Nam
- ·Cơ quan cấp “sổ đỏ” gây khó cho dân?
- ·Sâu, bệnh gây hại trên lúa tăng
- ·Cuộc thi sáng tác video clip quảng bá hình ảnh tỉnh Long An năm 2022
- ·Ghế đá Hồ Tây thành...của riêng
- ·Cuộc tình chao đảo của Lã Thị Kim Oanh
- ·Đám cưới xe trâu
- ·Bổ sung 9 vị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- ·Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020
- ·Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy gặp mặt mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023
- ·Số chứng minh nhân dân được in màu đen
- ·Phát điên vì bị chồng kiểm soát chặt
- ·Học tập Bác bằng việc ươm trồng việc thiện
- ·Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
- ·Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tạo sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng
- ·Long An là nơi diễn ra các hoạt động xuất, nhập khẩu lớn