【tile ca cuoc bong da hom nay】Doanh nghiệp Nhật “kêu” gặp rủi ro khi tỉ lệ nội địa hóa thấp
Doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng nhập khẩu
Theo một khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, có khoảng 70% doanh nghiệp Nhật Bản khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động trong vòng 1 đến 2 năm đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng “muốn mở rộng hoạt động kinh doanh”.
Điều này cho thấy doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy cơ hội khi đầu tư vào Việt Nam còn dư địa lớn. Tuy nhiên, ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam gặp phải là tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp.
Theo đó, tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 34%, trong khi Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc.
“Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam”, ông Kitagawa nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) bổ sung thêm ý kiến khi nói đến ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có lợi thế về địa lý là trung tâm của Đông Nam Á và cũng là cầu nối của Đông Dương với thế giới, Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới vô cùng hấp dẫn với nguồn lao động có trình độ và chi phí thấp hơn Indonesia và chỉ bằng một nửa của Thái Lan.
Thế nhưng tương lại tích cực này cũng thách thức không nhỏ đối với công nghiệp điện tử Việt Nam. Ông Long chia sẻ: “Ấn Độ là đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính vì Ấn Độ áp dụng mức ưu đãi cấp 2 độ của cả Chính phủ lẫn các tiểu bang, cùng với mức lương thấp và nền công nghiệp công nghệ cao, Ấn Độ vẫn giữ vị trí là "thung lũng Silicon" của châu Á”.
Trong năm vừa qua, sản lượng xuất khẩu các linh kiện điện thoại di động và điện thoại luôn giữ tỷ trọng cao nhất, góp phần lớn vào cân bằng thương mại của Việt Nam và giảm nhập siêu. Tuy nhiên, trong tổng số điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu vào năm 2016 trị giá 34,3 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI kiểm soát 99,8% trị giá 34,2 tỷ USD.
Nội địa hóa để củng cố công nghiệp hỗ trợ
Với thực tế nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, việc nội địa hóa để củng cố ngành công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu khá bấp bách. Ông Kitagawa cho biết, trong tương lại gần, Việt Nam cần phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, để trở thành cơ sở sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ.
Bởi lẽ, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, việc lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện có nguy cơ gây ra rủi ro lớn đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi triển khai hoạt động toàn cầu.
Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí và đảm bảo nguồn cung cấp vật tư, linh kiện ổn định thì việc tìm kiếm đối tác là doanh nghiệp địa phương có trình độ công nghệ vẫn là quan trọng nhất.
Bổ sung thêm thông tin, tại buổi họp báo sáng 15/6, ông Suttisak Wilanan, Phó giám đốc điều hành Công ty TNHH Reed Tradex nhìn nhận, Việt Nam tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) và có tiềm năng thu được nhiều lợi ích hơn từ việc mở rộng ITA. Song để làm được điều đó, nền công nghiệp điện tử cần tăng năng suất, đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng cường nội địa hóa.
Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 1/3 số lượng doanh nghiệp nhưng chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử của cả nước và chiếm 80% thị phần trong nước.
Chính vì vậy, “bộ ba” gồm: Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 7, Triển lãm Sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ 2017 và NEPCON Vietnam 2017 do JETRO tại Hà Nội và Công ty TNHH Reed Tradex tổ chức từ ngày 13-15/9 tại Hà Nội là cơ hội cho các nhà sản xuất Nhật Bản gặp gỡ các nhà sản xuất phụ tùng của Việt Nam để thắt chặt cơ hội kinh doanh và mối quan hệ giữa những đơn vị tích cực tham gia.
“Ba triển lãm đồng tổ chức sẽ tăng gấp 3 cơ hội kinh doanh và tăng chỉ số nội địa hoá cho ngành điện tử ở Việt Nam. Triển lãm với sự tham gia bởi hơn 200 thương hiệu hàng đầu, từ 20 quốc gia và bao gồm 7 gian hàng quốc tế từ các quốc gia công nghệ hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Đài Loan”, ông Suttisak Wilanan cho hay.
Còn theo ông Kitagawa, để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí và đảm bảo sự cung cấp ổn định của các nhà cung cấp linh kiện, việc tìm kiếm đối tác địa phương vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Ông cũng tin tưởng rằng các doanh nghiệp Nhật Bản có thể thiết lập mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp địa phương để giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bé bệnh tim thoi thóp chờ cứu giúp
- ·Những "thợ săn học bổng" nổi bật trong giới trẻ Việt năm 2021
- ·Trường đại học top đầu ở TPHCM bỏ xét học bạ khi tuyển sinh
- ·Nữ sinh trường quốc tế nhận học bổng 5 tỷ đồng vào đại học Mỹ
- ·Anh có vợ nhưng vẫn âm mưu chiếm đoạt tôi
- ·H'Hen Niê và chuyên gia giáo dục chia sẻ cách học hỏi hạnh phúc trọn đời
- ·Công an tìm được tài xế tông chết người rồi bỏ chạy ở Phú Yên
- ·Khởi động cuộc thi vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024
- ·Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 10/2013
- ·Học sinh lớp 1 trả lại ví có 12 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Có chồng hờ hững cũng như không
- ·12 liệt sỹ ở Quân khu 7 được cấp bằng "Tổ quốc ghi công"
- ·Hai học sinh lớp 10 thi vượt cấp vào đội tuyển quốc gia toán lớp 12
- ·Hai học sinh lớp 10 thi vượt cấp vào đội tuyển quốc gia toán lớp 12
- ·Đánh vợ: Phạt chồng 1.250.000 đồng
- ·Thủ khoa Quảng Ngãi tiết lộ cách vượt câu hỏi "bẫy" trong đề thi tốt nghiệp
- ·Học sinh lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến gia đình, cộng đồng
- ·Sẽ thi tuyển vào lớp 6 nếu số học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu
- ·Một chiếc xe máy cũng đủ cứu mạng sống con gái tôi
- ·Học sinh Bạc Liêu được nghỉ Tết Nguyên đán 14 ngày