【tỷ lệ 2】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động Lễ ra quân Toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo T.Ư đi bộ tuần hành kêu gọi cộng đồng chung tay chống rác thải nhựa. Ảnh ĐH. |
Ngày 9/6,ủtướngNguyễnXuânPhúcphátđộngLễraquânToànquốcphongtràochốngrácthảinhựtỷ lệ 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND TP Hà Nội, tổ chức Lễ ra quân Toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc giải quyết ô nhiễm, chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc, chung tay của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, từng gia đình… "Rác thải nhựa là vấn đề không chỉ là của quốc gia mà là vấn đề toàn cầu, là thách thức đứng thứ hai sau biến đổi khí hậu. Vì vậy, chúng ta cần có những hành động cụ thể, thiết thực để kiểm soát, ngăn chặn, phát sinh rác thải nhựa; để người dân hiện tại và các thế hệ tương lai con cháu chúng ta được sống trong môi trường an toàn, trong lành bền vững", Thủ tướng nói.
Thủ tướng kêu gọi các cấp các ngành, đoàn thể và toàn xã hội thực hiện phương châm: nhà nhà hạn chế rác thải nhựa, người người phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, xã hội tiến đến nói không với rác thải nhựa. Phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2015 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần.
Những gian trung bày sản phẩm thân thiện với môi trường. Ảnh ĐH |
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố cũng đang triển khai Chương trình thí điểm phân loại, thu gom và tái chế Vỏ hộp sữa giấy thành các sản phẩm sinh thái an toàn tại các trường Tiểu học và mầm non trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; chuỗi các cửa hàng café Highland tại Hà Nội đã ký cam kết phân loại và thuê tái chế cốc nhựa dùng một lần và ống hút nhựa…
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung triển khai ngay 5 giải pháp, biện pháp trọng tâm sau: Tổ chức Lễ ký Bản cam kết chống rác thải có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng của thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố đến 100% các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối; mục tiêu đến ngày 31/12/2020, 100% các trung tâm thương mại, siêu thị không dùi túi nilon.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã ra mắt Liên minh chống rác thải nhựa trong các doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp tiên phong, tự nguyện đồng hành cùng Phong trào chống rác thải nhựa với những tiêu chí cụ thể, thiết thực, đó là nói không với các sản phẩm nhựa dùng 1 lần; kiên quyết ngăn chặn và hạn chế sử dụng túi ni lon khó phân huỷ. Các doanh nghiệp và tổ chức này đều đã hoàn thành các thủ tục và ký bản cam kết, tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng". Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như TP HCM, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiền chồng nhưng sổ tiết kiệm mang tên vợ, li hôn chia thế nào?
- ·Xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Ông Nguyễn Cao Trí xin vắng mặt
- ·Điều tra vụ ca sĩ Chi Dân nghi liên quan ma túy
- ·Bắt giam ca sĩ Quốc Kháng, Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy liên quan vụ 'chạy án' 9 tỷ
- ·'Đinh tặc' hoành hành trên đường Pháp Vân
- ·Trương Mỹ Lan xin lại biệt thự cổ, du thuyền, 19 ô tô
- ·Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh
- ·Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm y tế ở Quảng Ngãi trộm hơn 1 tấn chì
- ·Cá vào ao ai người ấy được?
- ·Bà Trương Mỹ Lan 'đòi' Ngân hàng SCB trả 5.000 tỷ đồng
- ·Tiền trợ cấp thất nghiệp, nhận thế nào?
- ·Truy tố 3 đối tượng tham gia tổ chức 'Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam'
- ·Công ty GFDI nợ khách hàng hơn 3.700 tỷ đồng
- ·Bắt giam ca sĩ Quốc Kháng, Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy liên quan vụ 'chạy án' 9 tỷ
- ·Chuyện đó giúp chúng tôi gần nhau hơn
- ·Bóc trần thủ đoạn 'rửa' 20 triệu USD, 2.000 tỷ đồng qua tiệm vàng ở TP.HCM
- ·Triệu tập nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Đâm 2 người thương vong, nam thanh niên lĩnh 20 năm tù
- ·550 du khách MICE khám phá trọn vẹn Đà Nẵng cùng DANAGO
- ·Lùm xùm khoản nợ 7,7 tỷ đồng giữa Công ty Sao Bắc Đẩu và Công ty A1Tech