会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keonhacai com trực tiếp】Lục bình hóa kiếp vươn xa!

【keonhacai com trực tiếp】Lục bình hóa kiếp vươn xa

时间:2024-12-23 21:43:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:350次

Không còn là loại cây dại mà mọi người tìm cách dẹp bỏ để hạn chế tắc nghẽn dòng sông,ụcbnhhakiếpvươkeonhacai com trực tiếp lục bình giờ đây đã được nuôi để “đẻ” ra tiền.

Cây lục bình đã giúp nhiều hộ có công ăn, việc làm và thoát nghèo.

Trở thành món ngon

Luộc, xào, nấu canh, thậm chí làm dưa chua… đó là hàng loạt những công dụng của lục bình - loài cây dại dễ dàng tìm thấy ở khắp miền Tây. Nhìn ở góc độ này, lục bình đâu chỉ có mặt tiêu cực là gây hại tắc nghẽn dòng sông.

Mấy năm gần đây, cũng từ loài cây này, bà Nguyễn Thị Hồng Nga, ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, còn biến tấu để làm ra món ăn mới, vừa lạ vừa quen nhưng độ ngon thì miễn bàn. Bà Nga nhớ lại: “Tình cờ được người quen chiêu đãi món gỏi lục bình, ăn thấy ngon nên tôi mày mò, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn để làm ra món dưa lục bình. Ban đầu, chỉ làm thử vài keo để ăn, dần dần sản phẩm được nhiều người thích, tin dùng nên làm số lượng lớn để bán, có thêm thu nhập”.

Để làm dưa lục bình thì phải lựa chọn kỹ nguyên liệu ngó lục bình mà người dân quen gọi là cọng lạp xưởng (nối giữa hai nhánh lục bình). Cắt về, rửa sạch, thêm ít gia vị, ngâm chua vậy là có ngay món ngon cho cả nhà.

“Cây lục bình có công rất lớn đối với sự đổi thay của quê hương, nhất là giúp nhiều người thoát nghèo. Thân, ngó và rễ lục bình đều được tận dụng, không bỏ thứ gì hết. Chúng tôi đã thành lập tổ hợp tác, nhưng chưa lên được OCOP. Hễ có khách đặt là làm. Hiện tại, tôi có một mối ở Thủ đô Hà Nội đặt đều đều 30 ký để bán lại, giá mỗi ký 120.000 đồng. Mỗi đợt làm, gia đình cầm chắc 3,6 triệu đồng (chưa trừ chi phí), đó là chưa kể những mối ngoài”, bà Nga chia sẻ.

Cũng theo bà Nga, có khi khách đặt hàng liên tục, ngày làm 30kg, cả nhà làm không ngơi tay. Khách hàng chủ yếu là do người này giới thiệu người kia hoặc khách hàng mua về dùng thử thấy ngon nên đặt hàng tiếp và bán online.

Ít vốn, nhẹ công nhưng hiệu quả kinh tế từ món dưa ngó lục bình mang lại đủ để chi tiêu trong nhà. Cứ như vậy, không chỉ bà Nga mà nhiều chị em khác ở Hậu Giang nhờ lục bình coi như sống khỏe. 

Tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích

Nếu lục bình làm dưa có phần lạ lẫm với nhiều người thì lục bình đan đát mấy năm nay đã quá quen thuộc ở Hậu Giang. Từ một loài cỏ dại xâm lấn và gây hại cho đất, lục bình đã hóa kiếp thành những sản phẩm hữu ích qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo mẫu mã của bà con.

Đan đát lục bình hút hàng, nghề trồng, thu hoạch rồi phơi đan lục bình trở thành công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều địa phương tại khu vực ĐBSCL.

Đến xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, không khó để bắt gặp cảnh nhà nhà phơi lục bình trước sân. Còn dưới sông, bà con cũng luôn tay cắt lục bình để đem về phơi khô hoặc bán tươi. Nhà nào có điều kiện thì rào lục bình lại nuôi để cắt dần.

Chị Dương Thúy Hằng, ở huyện Long Mỹ, kể: “Hồi đó lục bình bỏ không hà, giờ có người mua nên mình vừa có chuyện làm, vừa có thu nhập. Lục bình đẹp thì 12kg tươi sau khi phơi được 1kg khô, còn lục bình non, xấu thì 13-14kg. Mỗi người trong ngày kiếm cũng được từ 150.000-200.000 đồng”.

Từ những cọng lục bình xanh, xốp, sau khi phơi đủ nắng và qua khâu xử lý sẽ cho ra những sợi mềm mại, dai và bền, dễ dàng đan đát, được người tiêu dùng ưa chuộng đa dạng mẫu mã và thân thiện với môi trường.

Tổ hợp tác đan đát lục bình của anh Trần Quang Thoại, ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, thành lập vào năm 2018, hiện có gần 30 thành viên. Cơ sở có hơn 100 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình, thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng. Đơn vị đã liên kết với nhiều công ty để tạo đầu ra cho sản phẩm, tạo việc làm cho 250-300 người.

Anh Trần Quang Thoại, Chủ nhiệm Tổ đan đát lục bình xã Vĩnh Thuận Đông, chia sẻ: “Mỗi tháng tổ hợp tác có thể sản xuất được trên 10.000 sản phẩm các loại, chủ yếu là khay, giỏ, túi xách, đồ thủ công mỹ nghệ... Các sản phẩm đan đát lục bình của tổ với đa dạng mẫu mã nên không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người dân vừa đưa sản phẩm từ cây dại vươn xa”.

Gần đây, bà con trong tỉnh còn có thêm một công việc mới là tận dụng được cả phần rễ để bán cho công ty làm phân hữu cơ. Dù số lượng chưa nhiều nhưng đây là một tín hiệu tích cực góp phần tạo ra nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện môi trường.

Vẫn là lục bình, vẫn là loài cây hoang dại nhưng thay vì tìm mọi cách tiêu diệt thì giờ người ta đã bắt đầu có cái nhìn khác về loại cây này. Không còn là kiếp sống nổi trôi mà lục bình đã có bến đỗ bình yên, bước lên làm đẹp cho đời theo cách riêng của nó. Vậy mới thấy, chỉ khi nào con người ta được đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh và môi trường thì khi đó giá trị cốt lõi sẽ được mạnh mẽ phát huy.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Đề nghị rút giấy phép kinh doanh các hiệu thuốc tăng giá khẩu trang
  • Xe máy đấu đầu xe tải, kẹt xe hơn 1km
  • Phước Long: Phát động “Tuần lễ vệ sinh môi trường”
  • “Đất lành chim đậu”
  • Từ ùn tắc nông sản tại cửa khẩu
  • Đồng Xoài: 10 cơ sở vi phạm lĩnh vực kinh doanh internet, karaoke
  • 23 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày cuối của năm 2016
  • Tin vắn ngày 18
推荐内容
  • Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2019 tăng trở lại
  • Phấn đấu mỗi năm có 1,1 triệu lao động được đào tạo nghề
  • Phụ nữ mang thai đôi nên sinh con vào tuần thứ 37
  • Hội NCT Lộc Ninh trồng cây lưu niệm
  • Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo đóng cửa các điểm di tích, quán bar, karaoke đến hết tháng 3
  • Phát động “Tuần lễ hưởng ứng ngày tiết kiệm thế giới” tại Việt Nam