【porto đấu với arouca】Các sở, ngành của Bình Định chuyển đổi số như thế nào?
30 nền tảng, phần mềm đã được triển khai tại Bình Định
Theo con số thống kê của Bộ TT&TT, chỉ số chuyển đổi số chung của tỉnh Bình Định đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố của cả nước và xếp thứ 19/63 về chính phủ số, kinh tế số là 34/63. Quá trình chuyển đổi số đã nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; bước đầu triển khai các ứng dụng, xây dựng chính quyền điện tử.
Hiện nay, tỉnh Bình Định đã và đang xây dựng được 13 cơ sở chuyên ngành phục vụ chuyển đổi. Đồng thời, hạ tầng công nghệ thông tin cấp xã cơ bản ổn định, riêng một số địa phương có mạng máy tính nội bộ theo địa bàn ở mức trung bình, như thành phố Quy Nhơn, huyện Phù Mỹ, huyện Vân Canh, huyện Vĩnh Thạnh.
Quá trình chuyển đổi số đã nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; bước đầu triển khai các ứng dụng, xây dựng chính quyền điện tử và đã triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành Trung ương qua trục liên thông văn bản quốc gia…
Đến nay, cổng dịch vụ công của tỉnh đã kết nối với 5 cơ sở dữ liệu chuyên ngành: cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu về bảo hiểm; hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Tỉnh cũng triển khai trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) với 8 dịch vụ, gồm: dịch vụ giám sát an toàn thông tin; dịch vụ an ninh, trật tự của đô thị; dịch vụ giám sát thông tin trên môi trường mạng; dịch vụ giám sát, điều hành giao thông; dịch vụ phản ánh hiện trường; hệ thống giám sát dịch vụ công; dashboard tổng hợp giám sát, điều hành. Hiện tại, các dịch vụ hoạt động ổn định, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành; hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh và huyện đã kết nối liên thông phục vụ các phiên họp 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã.
Hiện Bình Định có 30 nền tảng, phần mềm đã, đang được các sở, ngành triển khai để hướng đến ứng dụng hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hệ thống quản lý đất đai, đến nay đã hoàn thành cài đặt, cấu hình, kết nối, triển khai thử nghiệm ở huyện Tuy Phước; Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng hệ thống quản lý thông tin trường học, đã hoàn thành cài đặt, cấu hình, kết nối thử nghiệm cho Thị xã An Nhơn và sẽ tiếp tục hoàn thành việc kết nối các phần mềm cấp trường, tổ chức đào tạo, sử dụng; Sở Nội vụ triển khai hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đã cài đặt hệ thống, hướng dẫn sử dụng, cập nhật dữ liệu đạt 70%, đồng thời kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu của Bộ Nội vụ.
VNPT Bình Định hỗ trợ chuyển đổi số cho các sở ngành Bình Định
Ông Phạm Quốc Trung, Giám đốc VNPT Bình Định cho biết, trong thời gian vừa qua, VNPT Bình Định đã triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) VNPT – iGate (bao gồm Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử) trên toàn địa bàn tỉnh, gồm 22 Sở, ban, ngành và 11 huyện, thị xã, thành phố, 159 xã, phường, thị trấn; hệ thống có kết nối, đồng bộ dữ liệu, liên thông chức năng với Cổng Dịch vụ công quốc gia, CSDLQG về dân cư cùng nhiều hệ thống chuyên ngành khác; nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân doanh nghiệp. Hệ thống này đã giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý toàn bộ quá trình giải quyết hồ sơ TTHC, trên cơ sở đó đánh giá, phân tích và thực hiện các phương án nâng cao chất lượng hành chính công phục vụ, người dân doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của tỉnh.
VNPT Bình Định đã triển khai Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch trên thiết bị di động cho Trung tâm xúc tiến du lịch (thuộc Sở Du lịch). Hệ thống kết nối cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch và du khách; cung cấp cho du khách, giúp du khách tìm hiểu trước các thông tin cũng như trong quá trình đi du lịch, như: điểm đến, giải trí, ẩm thực, lưu trú, ..; giúp các cơ sở kinh doanh du lịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến du khách; giúp cơ quan quản lý tổng hợp thông tin, đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, VNPT Bình Định đã triển khai hệ thống thông tin quản lý trường học vnEdu cho khối trường THCS và THPT trên toàn tỉnh. Hệ thống có chức năng quản lý toàn diện thông tin giáo viên, học sinh, kết quả học tập, kết nối phụ huynh học sinh với nhà trường; hệ thống có kết nối và đồng bộ dữ liệu về CSDL ngành Giáo dục do Bộ GD&ĐT quản lý.
VNPT Bình Định đang triển khai Trung tâm Điều hành giáo dục tập trung VNPT vnEdu IOC cho Sở GD&ĐT Bình Định; hệ thống giúp tập trung, tổng hợp toàn bộ thông tin giáo viên, học sinh, kết quả học tập về kho dữ liệu; tổng hợp, thống kê, biểu đồ hóa, trực quan hóa dữ liệu, biểu mẫu hóa các báo cáo theo quy định của ngành, giúp Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, các trường học thuận lợi, kịp thời trong công tác quản lý.
Ngoài ra, trong hệ sinh thái vnEdu, VNPT hiện đang phối hợp với Sở GD&ĐT và cơ quan/đơn vị trực thuộc triển khai thử nghiệm các hệ thống khác như: tuyển sinh đầu cấp, học bạ điện tử, giáo án điện tử, … từng bước tăng cường, mở rộng chuyển đổi số trong ngành.
VNPT Bình Định còn triển khai Hệ thống quản lý Cán bộ, công chức, viên chức VNPT-CCVC cho Sở Nội vụ. Hệ thống quản lý thông tin của CBCCVC như: thông tin cá nhân, quá trình đào tạo, quá trình công tác, bổ nhiệm, lương, luân chuyển, điều chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ việc, nghỉ hưu …
Ông Phạm Quốc Trung cho biết, VNPT Bình Định đang triển khai hệ thống thông tin quản lý công tác phòng chống thiên tai cho Sở NN&PTNT. Hệ thống có chức năng quản lý thông tin, số liệu trong công tác phòng chống, ứng cứu thiên tai, cả trước, trong và sau khi có thiên tai; tổng hợp số liệu, trực quan hóa dữ liệu giúp Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng kịp thời nắm bắt thông tin, hỗ trợ ra quyết định điều hành.
VNPT Bình Định đang triển khai cùng Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam và một số nhà cung cấp chữ ký số khác tham gia thỏa thuận, ghi nhớ với Sở TT&TT Bình Định phối hợp, triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy phổ cập chữ ký số trên địa bàn tỉnh Bình Định góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.
Đất Võ Bình Định 'không giấy tờ'
Vị giám đốc Sở phê duyệt công văn trên iPad, hàng trăm văn bản mỗi ngày được đưa lên môi trường điện tử, giúp quá trình xử lý công việc diễn ra nhanh chóng. Quản trị công vụ tại đất Võ Bình Định đang được số hoá mạnh mẽ.(责任编辑:World Cup)
- ·3,4 tấn vàng rơi từ máy bay xuống đất, người dân khoe nhặt được thỏi vàng 20 kg
- ·Ca bệnh COVID
- ·Trưa 13/7: Thêm 983 ca mắc COVID
- ·Lạm phát tại Mỹ tăng ủng hộ sự thận trọng của FED về cắt giảm lãi suất
- ·Phủ Tây Hồ 'kẹt cứng' khách đi lễ ngày đầu năm
- ·Nợ thuế gần 1,3 tỷ đồng, một công ty thủy sản bị cưỡng chế
- ·Mục tiêu nào cho giá tiêu sắp tới?
- ·Vinh Hiền tiếp tục truy vết các trường hợp F1 thành F0
- ·Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn
- ·Quan niệm sở hữu ngà voi, sừng tê giác để thể hiện sự giàu có không phù hợp với lối sống văn minh
- ·Bảng xếp hạng PCI 2019 và những thành công về cải cách ở các địa phương
- ·Tỷ giá hôm nay (29/2): Đồng USD thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Các T dân sự sẵn sàng đón công dân về cách ly tập trung
- ·Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 305 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Quan chức Ukraine hé lộ quan điểm bất ngờ, thừa nhận tình hình 'rất tồi tệ'
- ·Các T dân sự sẵn sàng đón công dân về cách ly tập trung
- ·Ukraine bắn hạ 30 UAV, tình báo Đức nhận định về chiến dịch của Nga
- ·TS Trần Đình Thiên: Ngoài hỗ trợ doanh nghiệp cần phải thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
- ·Agribank dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng OCOP