【chaves đấu với porto】Bài 1: Từ một xã nhiều không
Khoảng năm 2005 trở về trước,ừmộtxnhiềchaves đấu với porto khi nhắc đến xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất xa xôi, khó khăn, đi lại cách trở, đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao... Nhưng nay, hình ảnh cầu tre lắt lẻo, lộ đất, mái lá trường xưa không còn, thay vào đó là cầu, đường, trường, trạm được bê tông hóa khang trang...
Ông Lê Minh Hồng, nguyên Đội trưởng Đội công tác CT22 (giai đoạn 2006-2009), kể về những khó khăn của vùng đất Xà Phiên. Ảnh: N.TÂN
Ông Nguyễn Sơn Tùng, Bí thư Chi bộ ấp 4, cho hay: “Nếu cách đây khoảng 10 năm, đi xe gắn máy vô đến tận đây vào mùa mưa không phải dễ, sình đất dính cứng cả bánh xe”.
Nói rồi ông Tùng chỉ tay về chiếc xe đạp cũ đang đậu bên hông nhà nhưng không có vè - phương tiện giúp ông đi lại trong quá trình công tác gần 10 năm qua. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, ông giải thích: “Không phải tôi không có tiền mua nổi xe gắn máy mà vì trước đây đường giao thông nông thôn của ấp đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa, xe đạp đi còn khó huống chi xe gắn máy, cầu khỉ thì nhiều. Lúc đầu, chiếc xe này không phải trơ trụi như thế, vì trời mưa sình đất dính nhiều nên tôi tháo 2 vè ra”.
Những năm đó, ở đây chưa có trường THPT nên em nào ấp ủ “nuôi chữ” thì phải lên tận thị xã Long Mỹ (huyện Long Mỹ cũ) hay qua huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu để học, nhưng phải thức dậy từ 4-5 giờ sáng. Khó khăn là vậy nên rất nhiều học sinh ở xã này đành dở dang chuyện học.
Đời sống người dân lúc ấy cũng gặp nhiều khó khăn, không nước sạch, không điện,… nên hầu hết hoạt động sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức trâu… Chuyện người dân bán… lúa non (bán trước khi lúa chín) để trang trải cuộc sống là bình thường. Ông Lâm Quang Suôl, cán bộ hưu trí ở ấp 1, giải thích: “Không bán… lúa non sao được, bởi đời sống người dân ở đây lúc đó chủ yếu dựa vào nông nghiệp, năng suất thấp, khó tiêu thụ, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã lên trên 40%. Phải bán lấy tiền ăn trước trả sau”.
“Lúc ấy, người dân Xà Phiên chỉ mong sao có những con lộ bê tông, điện và nước sạch; con cháu sau này được có chỗ học hành đàng hoàng”, ông Suôl nhớ lại.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở đây những năm 2000-2009 khá phức tạp. Nhiều người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer còn bỏ xứ đi “xuất khẩu lao động” sang nước bạn Campuchia.
Theo ông Lê Minh Hồng, nguyên Đội trưởng Đội công tác CT22 (giai đoạn 2006-2009), lúc đầu đồng bào bỏ đi chỉ có vài chục người, nhưng khi về dẫn theo nhiều người khác, tổng số lên khoảng 100. Sở dĩ họ ra đi như thế vì cuộc sống ở đây lúc đó khó khăn, ít đất sản xuất…
Hơn 10 năm về trước, học sinh xã Xà Phiên đi học phải qua nhiều cầu khỉ. Ảnh: THẢO MIÊN
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thành lập Đội công tác CT22 đóng trên địa bàn xã Xà Phiên. Nhiệm vụ của Đội là tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết dân tộc, hướng dẫn cách thức làm ăn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… “Chúng tôi thực hiện 4 cùng là cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với bà con, đi đến đâu cũng được người dân ủng hộ”, ông Hồng bộc bạch.
Cùng với đó, chính quyền địa phương, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer cũng tuyên truyền, giáo dục bà con thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông Sơn Kích, ở ấp 5, là một trong những tuyên truyền viên xuất sắc.
Ngoài việc thường xuyên đến từng gia đình người Khmer vận động 2 lần/tháng, khi bà con đến chùa để tụng kinh, niệm phật, ông Kích cũng tuyên truyền. “Không tuyên truyền, giáo dục sao được? Cuộc sống đôi khi gặp khó khăn, trở ngại, trước vấn đề trên thì mình phải tìm cách nói để bà con cùng vượt qua, chứ bỏ đi chẳng khác nào trốn tránh, thoái thác trách nhiệm với quê hương”, ông Kích nhấn mạnh.
Từ năm 2002-2012, Đội công tác CT22 xã Xà Phiên đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực bám dân, bám địa bàn hoạt động; phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong dân. Từ đó, nhiều người đã nhận thức rõ đây là… đất lành nên đoàn kết góp sức xây dựng quê hương.
NHẬT TÂN
Bài 2: Bước ngoặt phát triển
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thứ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn F0, F1 cách ly tại nhà
- ·Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện '5 tiên phong' để góp phần phát triển đất nước
- ·Xây dựng nhà nước pháp quyền: Vấn đề mới và khó, cần giải pháp hữu hiệu hơn
- ·HTV T Plus 'rộng cửa' làm Dự án Khu dân cư hơn 2.640 tỷ đồng ở Thanh Hóa
- ·Tổng Thanh tra Chính phủ bóc mẽ chiêu trò tham nhũng của “lợi ích nhóm”
- ·Bình Dương thu hút thêm 375 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài
- ·Giữ vững thị trường, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao
- ·Ông Trần Ngọc Tam được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre
- ·Hà Nội chính thức hoãn chặng đua F1 vì dịch Covid
- ·Hoạt động chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực
- ·Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng đột biến, Tổng cục Thống kê khẳng định 'hợp xu thế'
- ·Quảng Ninh: TP. Hạ Long và TP. Móng Cái có Chủ tịch UBND mới
- ·Đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án đường tỉnh 916
- ·Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,68% so cùng kỳ
- ·Gói hỗ trợ cần nhanh hơn nữa để tạo sức bật cho doanh nghiệp vượt khó
- ·Giám sát an toàn nợ công
- ·Đồng Nai: Lộ diện nhà đầu tư thực hiện hai dự án khu đô thị gần 14.200 tỷ đồng
- ·Thi hành pháp luật yếu, nhiều người hồn nhiên vi phạm
- ·Trường quốc tế Gateway và tham vọng ‘hệ sinh thái’ giáo dục của Edufit Group
- ·Ðề nghị khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế