【kèo nhà cái bóng đá anh】Lúa bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng thời tiết
Thời tiết diễn biến thất thường, nông dân lại không tuân thủ lịch thời vụ khiến trà lúa - tôm và lúa vụ hai của người dân trên địa bàn tỉnh phải chịu thiệt hại nặng nề.
Thời tiết diễn biến thất thường, nông dân lại không tuân thủ lịch thời vụ khiến trà lúa - tôm và lúa vụ hai của người dân trên địa bàn tỉnh phải chịu thiệt hại nặng nề.
Năm 2015 toàn tỉnh chỉ xuống giống được 76% diện tích lúa - tôm, so với kế hoạch tức chỉ đạt 32.328 ha, nhưng đến nay có đến gần 58% diện tích bị thiệt hại. Đặc biệt, trong số đó mức độ thiệt hại từ 30-70% chiếm diện tích khá lớn. Những con số thiệt hại khiến nhiều người băn khoăn về mô hình được cho là bền vững này trên địa bàn tỉnh.
Trà lúa - tôm năm 2015 trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại khá nặng nề. |
Là địa phương được xem thực hiện thành công nhất mô hình lúa - tôm vụ mùa năm 2014, thế nhưng năm nay nông dân huyện U Minh cũng không thoát khỏi tình cảnh xuống giống thì có nhưng thu hoạch thì không. Hiện nay, toàn huyện cơ bản thu hoạch xong tất cả các trà lúa trên địa bàn huyện, năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 3,2 tấn/ha. Ngoài ra, diện tích bị thiệt hại do phèn mặn và nắng nóng trên địa bàn huyện chiếm trên 11.138 ha, trong đó lúa mùa 5.142 ha và lúa - tôm trên 5.196 ha. Ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND huyện U Minh, nhận định, do nhiều yếu tố tác động đã khiến trà lúa trên địa bàn huyện thiệt hại với mức độ rất lớn, tác động mạnh đến đời sống người dân.
Bên cạnh huyện U Minh, trà lúa - tôm trên địa bàn huyện Thới Bình vụ mùa vừa qua cũng bị thiệt hại khá nặng với trên 17.600 ha. Trong đó, mức thiệt hại từ 30-70% chiếm diện tích khoảng 5.300 ha, còn lại là từ 70% trở lên trên 11.000 ha. Là hộ sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm khá thành công gần năm năm qua, nhưng năm nay anh Võ Minh Quân, ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Đông cũng chấp nhận chịu thua. Toàn bộ hơn 1,5 ha lúa của gia đình anh chỉ thu hoạch được trên 70 giạ. Anh Quân cho biết, đầu vụ lúa phát triển khá tốt, thế nhưng lúc lúa trổ rơi đúng lúc gió lớn và độ mặn dưới sông lên gần 20 phần ngàn nên toàn bộ lúa là "cờ trắng", bông không được bao nhiêu hột chắc.
Hiện nay, trà lúa vụ hai trên địa bàn huyện Trần Văn Thời cũng đang trong giai đoạn thu hoạch, với trên 11.000 ha. Năng suất bình quân ước thấp hơn so với cùng kỳ khoảng 0,6 tấn/ha. Không chỉ năng suất thấp so với cùng kỳ nhiều năm mà nhiều cánh đồng từ lúa - tôm đến lúa mùa cũng bị thiệt hại nặng do tình trạng thiếu nước và xâm mặn. Cụ thể, lúa - tôm bị thiệt hại 711 ha, lúa Đông Xuân thiệt hại trên 10.000 ha, với 979 ha mức thiệt hại trên 70%. Không chỉ bị thiệt hại trực tiếp về năng suất mà tình trạng thiếu nước đang ảnh hưởng lớn đến công tác thu hoạch và tiêu thụ của người dân. Theo ông Nguyễn Đồng Khởi, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tình trạng nhiều tuyến kinh bị khô nước khiến nhiều phương tiện thu hoạch và thu mua không thể lưu thông ảnh hưởng lớn đến người dân, hiện nay giá lúa chỉ còn 4.000-4.100 đồng/kg khiến nông dân gặp khó khăn.
Với mức độ thiệt hại và diện tích thiệt hại trên địa bàn tỉnh khiến nhiều nông dân rơi vào tình cảnh khó khăn cần sự hỗ trợ từ Nhà nước bằng việc công bố thiên tai. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, qua rà soát thực tế và những quy định thì hiện nay tỉnh chưa đủ điều kiện để công bố thiên tai. Bởi lẽ, đối với trà lúa - tôm triển khai tại các vùng mở về thuỷ lợi, đồng thời với mức độ thiệt hại chiếu theo quy định là chưa đủ. Còn đối với trà lúa vụ hai, để công bố thiên tai phải thoả mãn nhiều quy định, trong đó quan trọng là lượng mưa trong năm. Tuy nhiên, với lượng mưa năm qua mà Trung tâm Khí tượng thuỷ văn công bố thì chưa đủ điều kiện để công bố thiên tai. Trước mức độ như hiện nay, ngành nông nghiệp sẽ nỗ lực kết hợp với các ngành chức năng tranh thủ các khoản có thể để hỗ trợ người dân.
Một trong những nguyên nhân khiến mức độ thiệt hại của người dân trong vụ mùa vừa qua khá lớn không chỉ xuất phát từ thời tiết. Trong đó có nguyên nhân quan trọng chính là sự tuân thủ lịch thời vụ trong sản xuất của người dân. Một con số khiến nhiều người bất ngờ, qua rà soát của Sở NN&PTNT, trong số 32.000 ha lúa - tôm trong năm 2015 thì chỉ có 4.000 ha theo đúng lịch thời vụ. Theo ông Sử, chính việc để kéo dài vụ tôm khiến mùa lúa bị đẩy lùi về phía sau và gặp phải hiện tượng El nino nên mức độ thiệt hại tăng cao. Đây là bài học kinh nghiệm mà ngành nông nghiệp và các cấp địa phương cũng như người dân cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Thất mùa, giá cả lại giảm thấp, hai yếu tố bất lợi này đến cùng lúc khiến vụ lúa - tôm và lúa vụ hai của nông dân xem như thất bại hoàn toàn./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·450 trại sinh tham dự Hội trại Xuân thiếu nhi tỉnh Long An
- ·Công bố điểm sàn xét xuyển ngành sức khỏe, sư phạm
- ·Chủ tịch Quốc hội: Chén mừng xin đợi ngày này 5 năm sau
- ·Lãnh đạo tỉnh Bình Dương chúc Tết Chol Chnam Thmay tại tỉnh Kandal, Campuchia
- ·Chắc sếp không biết em đang yêu sếp đâu
- ·Đề cử bốn nhân sự mới để bầu Ủy viên UBTVQH khoá XV
- ·Những vụ đình công của tài xế công nghệ
- ·Lầu may chợ Đông Ba
- ·Review khách sạn Mercure Vũng Tàu – Ngắm hoàng hôn trên biển siêu đỉnh
- ·TX.Bến Cát: Tập trung các giải pháp thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ, kế hoạch năm
- ·PNJ ghi danh Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2023
- ·Nguy cơ “lạm phát” sân bay
- ·Quốc hội quyết sửa Luật Đất đai vào năm 2022
- ·Đại biểu Quốc hội đề nghị dành vốn cho chống đại dịch trong cả nhiệm kỳ
- ·Hiệu quả từ phân loại rác tại nguồn
- ·Dừng khai thác đường bay Cần Thơ
- ·Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019
- ·TP.HCM triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ chuỗi phân phối, chợ truyền thống
- ·Anh níu giữ mẹ con tôi để có… gia đình
- ·Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội