会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【psg gặp rennes】Dự thảo Luật Nhà giáo: Ngành giáo dục được chủ động tuyển nhân sự!

【psg gặp rennes】Dự thảo Luật Nhà giáo: Ngành giáo dục được chủ động tuyển nhân sự

时间:2024-12-23 11:21:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:443次

Video Đại biểu Thái Văn Thành,ựthảoLuậtNhàgiáoNgànhgiáodụcđượcchủđộngtuyểnnhânsựpsg gặp rennes Đoàn ĐBQH Nghệ An chia sẻ:

Thực tế, công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay đã bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế trong quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh chức năng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP, chức năng nhiệm vụ của Phòng Nội vụ có quy định Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 là “quản lý nhân sự”, vì vậy, hầu hết UBND cấp huyện giao cho phòng Nội vụ chủ trì tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện tuyển dụng, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm nhà giáo.

Điều này hạn chế vai trò tham mưu của Phòng GD&ĐT về chuyên môn, dẫn đến hiện tượng thừa - thiếu cục bộ; việc bố trí đội ngũ (số lượng, chất lượng, cơ cấu) phụ thuộc trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện; cơ chế thực hiện ở mỗi huyện cũng khác nhau, điều kiện phương tiện, môi trường làm việc cũng khác nhau.  

Các văn bản hướng dẫn Luật và Nghị định không có quy định thuyên chuyển viên chức giữa các đơn vị trực thuộc; khi điều động viên chức từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu, điều động biệt phái; viên chức biệt phái hưởng lương ở đơn vị cử đi có bất cập khi giữa các đơn vị có sự chênh lệch về chế độ chính sách (ưu đãi, khu vực, các khoản đóng góp nghĩa vụ ở đơn vị đến...).

Việc quy định phân cấp quản lý dẫn đến không thực hiện được việc điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác để bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu; khó khăn trong việc tiếp nhận giáo viên từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác để tạo điều kiện cho giáo viên được yên tâm công tác, hợp lý hóa gia đình...

Bên cạnh đó, một số chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính thống nhất như chế độ trả tiền dạy thừa giờ, tiền chấm bài thừa... cho giáo viên. Việc tổ chức thi thăng hạng cho giáo viên ở một số huyện chưa kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên. 

Vì vậy, quy hoạch đội ngũ giáo viên cần bảo đảm đồng bộ, dài hạn, đảm bảo sự chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo. Về tuyển dụng, đề xuất quy định nội dung, hình thức và các yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng riêng đối với nhà giáo, để đảm bảo phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo, giảm thiểu các yêu cầu về hành chính, công vụ, tăng cường các yêu cầu và đánh giá về năng lực sư phạm...

Khi nhà giáo được bổ nhiệm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, làm cán bộ quản lý giáo dục, phải có ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp quản lý nhà giáo và cũng cần tính toán để quy định giữ lại một số chính sách nhà giáo đối với nhà giáo được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục.

Ngoài ra, việc bố trí, phân công, điều chuyển nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục xảy ra hai trường hợp: Do nhu cầu, nguyện vọng của nhà giáo (thuyên chuyển) hoặc do sự điều tiết của cơ quan quản lý giáo dục nhằm giải quyết thừa, thiếu giáo viên hoặc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhiệm vụ cụ thể của ngành trong một thời điểm nhất định (biệt phái, điều động). Để việc sử dụng nhà giáo có hiệu quả, các trường hợp nêu trên cần làm rõ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thẩm quyền. Trong đó, về thẩm quyền, cần giao trách nhiệm và sự chủ động cho các cơ quan quản lý giáo dục các cấp. 

Chú thích ảnh
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, ĐBQH Đồng Tháp: 

Trong Kết luận 91 của Bộ Chính trị có ghi rõ: “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách Nhà nước cho ngành Giáo dục…”. Dự án Luật Nhà giáo đã bám sát yêu cầu thể chế hoá nội dung tinh thần Kết luận 91 của Bộ Chính trị. Nói cách khác, Kết luận 91 là căn cứ chính trị quan trọng để hình thành hệ thống chính sách trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, bao gồm chính sách quản lý Nhà nước về nhà giáo.  

Dự thảo Luật Nhà giáo đã hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khắc phục các bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay; thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ động của ngành giáo dục; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên:

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Vợ ngoại tình xử 'hàng xóm' thế nào
  • Việt Nam attends ASEANSAI’s 6th Senior Officials’ Meeting
  • Hà Nội blogger imprisoned for subversive propaganda
  • Việt Nam concerned about unequal COVID
  • Quy định về XKLĐ Nhật Bản
  • Senior officials prepare for 54th ASEAN Foreign Ministers’ Meeting
  • Top Vietnamese, Singaporean legislators hold online talks
  • Việt Nam asks for France's support in accessing and producing vaccines
推荐内容
  • Làm thế nào để được hưởng trợ cấp bảo hiểm khi thất nghiệp?
  • Oversight functions and efficiency top priorities for NA
  • NA talks socio
  • Việt Nam, Australia eye closer ties in economy, trade, investment
  • VietNamNet trao tiền bạn đọc ủng hộ cho bé suy thận độ 4
  • Embassy calls on Vietnamese citizens in South Africa to be mindful of security amid unrest