【tỷ so trực tuyến】Kiều bào hiến kế hồi phục kinh tế sau dịch Covid
Các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào và các đại biểu trao đổi tại hội nghị. |
Phát huy nguồn lực kiều bào
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có đông đảo các trí thức, chuyên gia, doanh nhân kiều bào có trí tuệ, uy tín cao, đã đạt nhiều thành công ở những nền kinh tế, khoa học công nghệ hàng đầu thế giới.
Thời gian qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Việc tiếp tục phát huy nguồn lực quý giá này sẽ góp phần đưa đất nước, dân tộc chúng ta chuyển mình, phát triển nhanh, mạnh và thành công lớn hơn nữa trong những năm tới.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, ý nghĩa, vai trò của công cuộc chuyển đổi số trong phát triển kinh tế- xã hội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây có thể được coi là “đòn bẩy” giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, “là cơ hội vô giá để phát triển đất nước” như đánh giá của nhiều chuyên gia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi nhấn mạnh.
Đông đảo đại biểu kiều bào tham dự hội nghị. |
Trước bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nặng nề do dịch bệnh Covid-19, nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu gia tăng do cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn do dịch. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA. Đặc biệt, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải được coi là ưu tiên hàng đầu và là động lực tăng trưởng mới trong tương lai. Trong đó, những đóng góp của các chuyên gia, doanh nhân, trí thức kiều bào là vô cùng quan trọng.
Là địa phương đầu tàu kinh tế của cả nước, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho hay, dưới tác động của đại dịch, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%, cũng là lần đầu tiên có trên 29.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 149.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, TPHCM mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, hiến kế của chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào để thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép" trong trạng thái bình thường mới, nhất là những nội dung trọng tâm như: chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; kích cầu tiêu dùng; giải ngân đầu tư công; phát triển du lịch; ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Nhiều hiến kế về chuyển đổi số
Tham gia đóng góp ý kiến, GS Trần Ngọc Anh (kiều bào Mỹ) cho rằng sự thay đổi công nghệ dẫn đến tự động hóa thay thế lao động đang mở ra cơ hội tiến nhanh vào công nghệ mới. Bên cạnh đó, chiến tranh công nghệ gay gắt cùng với làn sóng nhà đầu tư rời Trung Quốc, sắp xếp lại chuỗi cung ứng, dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, các tập đoàn đa quốc gia đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm rủi ro... cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.
Theo GS Trần Ngọc Anh, nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích và thống kê được 20 lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam có thế mạnh tiếp cận, thu hút đầu tư như điện, cơ khí, thiết bị văn phòng, thiết bị vi tính… Về xuất khẩu, chúng ta có cơ hội xuất khẩu dịch vụ tương đối lớn, bao gồm dịch vụ viễn thông, y tế.
Ngoài ra, theo các đại biểu, hiện Việt Nam có hàng trăm ngàn kiều bào là giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu làm chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia. Lực lượng này sẵn sàng tư vấn, hợp tác để phát triển đất nước, nhất là đóng góp hiểu biết của mình cùng chính quyền để xây dựng chiến lược cụ thể phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ cho đội ngũ chuyên gia trong nước…
Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Ban Kinh doanh Chiến lược Tập đoàn FPT, nhấn mạnh vai trò ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong định hướng phát triển DN. Trong giai đoạn dịch, hành vi văn hóa số đã đi vào doanh nghiệp nên khả năng tồn tại và bứt phá của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tăng cường biện pháp hạn chế tai nạn lao động
- ·Ninh Thuận: Người dân dựng trại để ngăn chặn khai thác đá
- ·Gần 2000 mẹ bầu tham dự Festival Mẹ bầu và em bé của KidsPlaza
- ·Thép cuộn cán nóng của Việt Nam có nguy cơ bị EC điều tra chống bán phá giá
- ·Bên cơn gió lạ em hạnh phúc hơn!
- ·Vợ đã chết 7 năm bỗng nhiên xuất hiện, chồng ở Ấn Độ ngồi tù oan
- ·Sản xuất công nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi như trước dịch Covid
- ·Tết thời 4.0, vợ chồng đi du lịch vẫn lì xì được cả họ
- ·Bố mẹ chồng 'khẩu chiến'... ai mà dám vào can
- ·Cha mẹ sống du mục để con trai thành hoạ sĩ tài năng
- ·Chuyện tình Trăng mật thành “vỡ mật” vì mê “phượt”
- ·Bí mật trên sân golf khiến caddie bị đối xử tệ
- ·Tỷ phú đứng sau Temu là ai?
- ·Mondelez Kinh Đô sử dụng trứng gà nuôi thả làm bánh Solite
- ·Chuyện tình tay ba thời xa vắng
- ·Mẹo nhỏ giúp bạn sống hạnh phúc hơn trong năm mới 2023
- ·Giải ngân đầu tư công chậm là câu chuyện “dài nhiều kỳ” về sự lãng phí
- ·Trợ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển
- ·Để vụ lúa Đông Xuân 2024
- ·Hỗ trợ 28 tỷ đồng cho Quảng Trị chống hạn