【kqbd inter miami】Chiến lược mới của NATO
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược | |
Bộ Ngoại giao Anh công bố Chiến lược phát triển quốc tế mới | |
Tổng thống Putin yêu cầu xem lại chiến lược hoạt động của Nga tại WTO |
Tổng Thư ký Stoltenberg nhấn mạnh liên minh quân sự 73 năm tuổi có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ người dân và các giá trị của khối |
Bên cạnh đó là quyết định tăng lực lượng ở trạng thái sẵn sàng cao lên mức hơn 300.000 quân, đồng thời nâng cấp mạnh mẽ hệ thống phòng thủ của khối về phía Đông; tiếp tục kế hoạch mở rộng với việc cho phép kết nạp Thụy Điển, Phần Lan; cam kết ủng hộ Ukraine…
Theo khái niệm chiến lược mới, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, NATO chính thức thay đổi quan điểm với Nga, chuyển từ xem Nga là "đối tác chiến lược" trở thành "mối đe dọa lớn nhất, trực tiếp nhất". Tuy nhiên NATO khẳng định không tìm kiếm sự đối đầu với Nga. Trung Quốc cũng lần đầu tiên trở thành một chủ đề chính thức trong khái niệm chiến lược mới của NATO. NATO coi Trung Quốc là “thách thức hệ thống” lâu dài đối với liên minh. Tổng Thư ký Stoltenberg đã từng khẳng định “ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đang định hình lại thế giới". Việc NATO đề cập Trung Quốc trong chiến lược mới được coi là bước đi mang tính “thực tế”, thừa nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không còn có thể bị bỏ qua. Hội nghị lần này cũng lần đầu tiên đánh dấu việc các đối tác Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản có mặt tại một hội nghị cấp cao nhất của NATO, cho thấy rõ sự thay đổi nhận thức của khối trong việc mở rộng ảnh hưởng về phía Đông để ứng phó với các thách thức mới.
Theo các nhà phân tích, việc NATO đưa ra chiến lược mới xuất phát từ những thay đổi lớn trong cấu trúc an ninh khu vực và thế giới thời gian gần đây, đòi hỏi NATO phải có những thay đổi tương ứng cả về định hướng chiến lược và tư duy hành động, thể hiện rõ qua việc kết nạp các thành viên mới và tạo lập mối liên kết với các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương như New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khái niệm Chiến lược mới cho thấy tham vọng của NATO trở thành một liên minh toàn cầu đối phó với các thách thức mới trong thế kỷ 21.
Tuy nhiên giới phân tích cũng nhận định thách thức sẽ ngày càng gia tăng đối với từng mục tiêu mà liên minh NATO đề ra. Chẳng hạn như việc mở rộng của NATO sẽ tạo thêm đối đầu và xung đột. Thực tế với 5 lần mở rộng về phía Đông của NATO trong lịch sử, đến nay đã gây ra sự phản đối từ phía Nga và là một phần nguồn cơn gây ra “cuộc chiến” trong lòng châu Âu. Một trong những căn nguyên khiến Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine từ tháng 2/2022 đến nay là do Kiev mong muốn gia nhập NATO, dấy lên quan ngại làm mất bảo đảm an ninh của Moscow. Mặc dù cuộc xung đột Ukraine mang lại cho phương Tây động lực để gắn kết lợi ích nhưng gần đây đã có dấu hiệu cho thấy sự đoàn kết của các nước phương Tây đang đối mặt thách thức lớn. Hơn 100 ngày sau chiến dịch quân sự của Nga, tình hình chiến trường thay đổi với việc Ukraine mất thêm nhiều vùng đất. Châu Âu phải gánh chịu hậu quả từ chính các lệnh trừng phạt của mình nhằm vào Nga, đã có nhiều tiếng nói trên truyền thông phương Tây thể hiện sự mệt mỏi với xung đột…
Trong khi đó, trước những động thái được coi là sự “biến đổi” mới của NATO, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga "không bận tâm" về việc Phần Lan và Thụy Ðiển gia nhập NATO, song cảnh báo Moscow sẽ "phản ứng tương xứng" trước bất kỳ mối đe dọa nào. Trung Quốc cũng kêu gọi NATO chấm dứt những phát ngôn và hành động khiêu khích, gây xáo trộn châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Hay như vấn đề tăng ngân sách của NATO cũng được dự báo tiếp tục gặp trở ngại. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ chi 3,5% GDP cho quốc phòng, Anh chi 2,2%, trong khi Ðức, Italy, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan… đều chưa đạt mục tiêu 2%. Trong bối cảnh giá năng lượng, thực phẩm và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang cùng một loạt thách thức kinh tế đặt ra sau đại dịch Covid-19, việc nâng hạn ngạch chi tiêu cho lĩnh vực quốc phòng có thể vấp phải sự phản đối, khi có quá nhiều yêu cầu khác được cho là cấp bách hơn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sở Công Thương tiếp và làm việc với Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc
- ·Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư phổi
- ·Sử dụng thiết bị rà phá bom mìn của phương Tây, Ukraine tiến thoái lưỡng nan
- ·Ông “Bụt” của bệnh nhân
- ·Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Vàng nhẫn tăng vượt 75 triệu đồng
- ·Áp lực lạm phát sẽ hạ nhiệt trong ngắn hạn
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 4/5/2024: Đồng Euro tiếp tục phục hồi, chợ đen tăng 95,25 VND/EUR chiều bán
- ·Giá thép hôm nay ngày 4/5/2024: Chờ lực đẩy đầu tư công để bứt phá
- ·Giận người yêu nên sinh con một mình…
- ·Giá vàng hôm nay 23/8: Giá vàng thế giới và trong nước cùng tiếp tục suy giảm
- ·Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững (Bài 2)
- ·Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘Chẳng mấy chốc Việt Nam dẫn đầu thế giới về sử dụng rượu bia…’
- ·Trong bão lụt phải đọc tin nhắn của lãnh đạo
- ·Thầm lặng nghề pháp y
- ·Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng SJC
- ·Người đái tháo đường ở VN tăng cao hơn thế giới
- ·Donald Trump muốn EU bồi hoàn chi phí Mỹ vũ trang cho Ukraine
- ·Ông Biden công du châu Âu
- ·Chùm ảnh: Nụ cười vùng lũ
- ·Phát huy vai trò già làng, trưởng bản