【kq anh b】Hướng tới AEC: Doanh nghiệp cần một tầm nhìn dài hạn
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới AEC (Ảnh minh họa) |
Vài ngày nữa,ướngtớiAECDoanhnghiệpcầnmộttầmnhìndàihạkq anh b AEC sẽ chính thức được thành lập. Xét về khía cạnh tự do hóa thương mại, mức độ cắt giảm thuế quan trong AEC là cao nhất (không áp dụng thuế quan), tự do hàng hóa và dịch vụ cam kết cũng cao nhất so với tất cả các FTA Việt Nam đã và sẽ tham gia, kể cả TTP. Ông Nguyễn Hồng Cường - Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) cho biết, lợi ích đối với Việt Nam khi AEC thành lập cơ bản vẫn chỉ là những lợi ích đã có trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN 20 năm qua, nhưng sẽ lớn hơn và cụ thể hơn, thách thức đi cùng cũng sẽ nhiều hơn và trực tiếp hơn.
Đối với DN Việt Nam, hội nhập AEC sẽ có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thị trường rộng lớn hơn, có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua quy mô, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, thuận lợi hơn khi đầu tư ra các nước ASEAN khác..., nhưng cũng phải cạnh tranh khốc liệt hơn ngay cả ở thị trường nội địa bởi hàng rào thuế quan được xóa bỏ, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam cũng sẽ dễ dàng và nhiều hơn, DN nào năng lực cạnh tranh thấp sẽ khó có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng có giá trị cao và lợi nhuận tốt.
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là nội lực còn yếu. Đánh giá về năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong AEC của DN Việt Nam, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhìn chung trình độ phát triển của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Hơn 96% DN tư nhân Việt Nam quy mô nhỏ, mang nặng tính gia đình, liên kết lỏng lẻo, tầm nhìn kinh doanh ngắn hạn, niềm tin kinh doanh thấp so với các nước, năng suất còn thấp, tính hiệu quả và chuyên môn hóa chưa cao. Hội nhập của DN thực chất là tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng do trình độ còn thấp nên mức độ tham gia của các DN vừa và nhỏ Việt Nam còn rất hạn chế.
AEC được xây dựng dựa trên cơ sở cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định khung về Thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS); Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); Hiệp định Di chuyển thể nhân ASEAN (MNP); các FTA giữa ASEAN với đối tác bên ngoài gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand. |
Khảo sát của VCCI cho thấy, đa số DN nhìn nhận AEC sẽ là cơ hội để tiếp cận thị trường mới, gia tăng xuất khẩu nhưng chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Nhiều chuyên gia cho rằng, lợi ích có được từ AEC trước mắt với doanh nghiệp Việt Nam là không nhiều. Điều mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng từ AEC là cần có chiến lược phát triển mang tính dài hơi hơn. Bởi AEC hướng tới 4 trụ cột chính là “thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng đều, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu”, đó mới là cái đích các DN Việt Nam cần hiểu biết về AEC trên từng lĩnh vực để nhắm tới, tận dụng và khai thác cơ hội.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, AEC là một quá trình hội nhập khu vực, thể hiện khát vọng chứ không bắt buộc, không phải là hiệp định, tính liên kết lỏng lẻo không chặt chẽ như EU. Thời điểm thành lập AEC mới chỉ là khởi đầu cho quá trình xây dựng. Để đạt được 4 trụ cột đề ra thì vẫn còn cần phải có một khoảng thời gian tương đối dài. Sau khi AEC thành lập, ASEAN sẽ có lộ trình cho 10 năm tiếp theo.
Đối với thị trường ASEAN, thực tế một số DN Việt Nam đã có những bước đi khá toàn diện bằng việc đầu tư trực tiếp. Điều này sẽ giúp họ có thể chủ động phát triển các chuỗi giá trị trong nội khối và tận dụng các cơ hội khác từ AEC. Trong bối cảnh cạnh tranh cao, theo bà Phạm Thị Thu Hằng, từng DN cần phải chủ động đổi mới quản trị, xây dựng tầm nhìn kinh doanh thích hợp, phải đẩy mạnh liên kết theo chuỗi nhằm gia tăng giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cả về lượng, chất và giá thành.
Ông Ngô Minh Hải - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn TH Truemilk cũng nhận định, hội nhập AEC, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu do mỗi nước trong nội khối đều sở hữu riêng những hiệp định FTA với bên ngoài. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh sẽ khốc liệt và trực tiếp hơn nhiều, muốn đứng vững không nên mải mê đi tìm các lợi thế so sánh đơn thuần với các thị trường khác trong khu vực, mà doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nội lực của chính mình để không chỉ thích ứng được trong AEC mà còn mở rộng kinh doanh ra bên ngoài.../.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Nghị quyết số 26
- ·Lý do không hủy vụ án Hồ Duy Hải dù vi phạm vật chứng cái thớt, con dao
- ·Sức khỏe loại I trong tuyển quân
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·15 Giám đốc công an tỉnh được điều động, bổ nhiệm trong 6 tháng qua
- ·Thống nhất tổ chức tất cả các tuyến đường bộ, đường thủy là luồng Xanh, đảm bảo lưu thông hàng hoá
- ·Thêm hơn 1,4 triệu liều vắc xin Covid
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Nhân sự mới TP Hồ Chí Minh, Nghệ An
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Bộ Y tế tiếp tục xuất cấp thêm 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid
- ·Không tổ chức dạy trực tuyến cho trẻ mầm non
- ·Khởi công 25 gói thầu cao tốc Bắc
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Miễn nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội với ông Triệu Thế Hùng
- ·Công an Hậu Giang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự địa phương
- ·Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh: Cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Thúc đẩy kỹ thuật số nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ