【đội hình west ham gặp brentford】Xử phạt 21 vụ trục lợi từ đại dịch trong ngày 10/3
Ngăn chặn buôn lậu vật tư y tế An Giang: Tạm giữ gần 30.000 khẩu trang y tế và 2.400 nước rửa tay khô không chủ |
Theửphạtvụtrụclợitừđạidịchtrongngàđội hình west ham gặp brentfordo báo cáo, hiện nay, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tuy nhiên, do nguồn hàng cung cấp còn hạn chế dẫn đến tình trạng khan hiếm mặt hàng khẩu trang y tế. Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế.
Từ ngày 31/1 đến 10/3/2020, lực lượng QLTT trên cả nước kiểm tra, xử lý 6.011 vụ |
Tính từ 12h ngày 9/3 đến 12h ngày 10/3/2020, toàn lực lượng đã kiểm tra, giám sát 93 vụ và xử lý 21 vụ, với số tiền phạt 35.950.000 đồng. Như vậy, lũy kế từ ngày 31/1 đến ngày 10/03/2020, số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng QLTT là 6.011 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là1.881.080.000 đồng.
Cụ thể, ngày 9/3, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 2 (Cục QLTT An Giang) đã chủ trì phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên tiến hành khám đồ vật theo thủ tục hành chính tại khu vực cặp bờ kênh Vĩnh tế, thuộc khóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. Qua kiểm tra phát hiện 29.950 cái khẩu trang y tế các loại và 2.394 chai gel rửa tay khô diệt khuẩn chưa xác định được chủ sở hữu và trị giá hàng hoá. Đoàn kiểm tra tiến hành lập Biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, xử lý theo quy định.
Trong khi đó tại Đắk Lắk, công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 cũng được các Cục QLTT tích cực triển khai. Từ ngày 31/01 đến ngày 10/03/2020, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk đã giám sát, kiểm tra 476 cơ sở; xử lý 40 cơ sở với tổng số tiền xử phạt 271.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu không niêm yết giá hàng hóa là khẩu trang y tế tại địa điểm phải niêm yết giá hàng hóa theo quy định; lợi dụng dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa. Ngoài ra, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức ký cam kết với 517 cơ sở kinh doanh về việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm dùng cho việc phòng, chữa bệnh do dịch bệnh của vi rút Corona gây ra.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, đã xuất hiện những ca nhiễm virut Covid-19 mới trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Qua công tác nắm bắt tình hình thị trường, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh, thành phố có hiện tượng người dân tập trung để mua thực phẩm dự trữ. Lực lượng QLTT trên cả nước đã đồng loạt ra quân, giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch.
Lực lượng QLTT rà soát tình hình giá cả |
Theo báo cáo của Tổng cục QLTT, từ ngày 08/03, các siêu thị, cửa hàng đã nhập bổ sung và cam kết cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhân dân, không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý trên địa bàn; hiện tượng người dân mua thực phẩm tích trữ đã giảm rõ rệt, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Các Đội QLTT được chỉ đạo trong quá trình kiểm tra, giám sát kết hợp với tuyên truyền ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, không tăng giá bất hợp lý mặt hàng vật tư y tế, thực phẩm trước diễn biến tình hình phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do vi rút COVID-19.
Tại TP. Hồ Chí Minh, các Đội QLTT được chỉ đạo giám sát chặt chẽ địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu. Trong ngày 10/03, phần lớn các siêu thị không còn hiện tượng đông đúc như những ngày cuối tuần. Ở các điểm bán gạo, lượng khách có tăng so với trước nhưng không có hiện tượng găm hàng, tăng giá đột biến.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tổng cục Dự trữ nhà nước khẩn trương xuất cấp trang thiết bị dự trữ hỗ trợ miền Trung ứng phó với bã
- ·Triệt phá ổ nhóm mua bán hoá đơn khống hàng chục ngàn tỷ đồng
- ·Phát động giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”.
- ·Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không?
- ·Nghệ An: Chợ cháy dữ dội trong đêm khiến nhiều ki ốt và hàng hóa bị thiêu rụi
- ·Hà Nội: Đảm bảo an toàn phòng dịch cho người dân trong các kỳ chi trả lương hưu
- ·Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình: Hoàn thành mua lương thực nhập kho trước hạn
- ·Có nên quy định thêm 1 ngày nghỉ để tri ân người có công 27/7?
- ·Tôn vinh 30 sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2019
- ·Sửa một số quy định về lệ phí trước bạ
- ·Đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- ·Đà Nẵng to host ASEAN environmental meetings
- ·Kho bạc Hà Nội: Nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp nâng sức cạnh tranh
- ·Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt duy trì kim ngạch xuất khẩu
- ·Tách bạch chuyên môn với quản lý, cách đi ngược với tư duy truyền thống
- ·Chỉnh trang khuôn viên Chùa Một Cột tại Khon Kaen, Thái Lan
- ·Ngành Nông nghiệp: Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
- ·Chương trình hợp tác bảo vệ môi trường của Frieslandcampina Việt Nam
- ·Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn thiếu sự kiên quyết, nỗ lực của người đứng đầu