【tỷ lệ kèo tỷ số】Ẩn số lạm phát 2018
Nhận định về lạm phát 6 tháng cuối năm 2018 tại cuộc hội thảo về diễn biến giá cả thị trường 6 tháng đầu năm và dự báo năm 2018 sáng 3/7,Ẩnsốlạmphátỷ lệ kèo tỷ số TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, “đỉnh” lạm phát sẽ rơi vào tháng 7/2018, nhưng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo vẫn còn 2 ẩn số cần tính tới để chủ động trong điều hành.
“Đỉnh” lạm phát vào tháng 7/2018?
Giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm biến động theo hướng tăng tương đối cao trong 2 tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng trở lại trong 3 tháng tiếp theo. So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 0,51%, tháng 2 tăng 0,73%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 tăng 0,08%, tháng 5 tăng 0,55% và tháng 6 tăng 0,61% và tăng 2,22% so với tháng 12/2017. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, CPI tăng trung bình 0,37%/tháng. Bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thực tế, xu hướng tăng của lạm phát 6 tháng đầu năm 2018 không phải là điều bất ngờ vì đã được dự báo từ cuối năm 2017. Giá thịt lợn đã tăng mạnh trong các tháng 5 và 6 của năm 2018 khiến lạm phát tăng cao hơn so cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2017 giá thịt lợn giảm mạnh). Cùng với đó, giá xăng dầu cũng tăng mạnh, cộng với giá dịch vụ y tế trong quý I/2018 cũng là nguyên nhân đẩy CPI trong 6 tháng đầu năm tăng cao.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, “đỉnh” của lạm phát sẽ rơi vào tháng 7/2018 và sau đó sẽ giảm xuống trong những tháng cuối năm. Nguyên nhân là do giai đoạn cuối năm 2017, Chính phủ đã điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và chỉ số lạm phát đối với loại dịch vụ này sẽ giảm mạnh nếu không điều chỉnh vào cuối năm nay.
Cũng không bất ngờ khi giá cả tăng cao gần đây, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, biến động giá 6 tháng đầu năm tương đối sát với kịch bản dự báo. “Với sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, ngay từ đầu năm và hàng tháng đều có kịch bản, đều rà soát sau mỗi tháng và cập nhật các biến động để tham mưu điều chỉnh chính sách kịp thời, do vậy CPI vẫn trong tầm kiểm soát”, vị chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về công tác giá cả nhận định.
2 kịch bản về lạm phát
Ẩn số được cho là sẽ ảnh hưởng tới lạm phát cuối năm, theo TS. Nguyễn Đức Độ đó là xăng dầu và giá thịt lợn. Ông đưa ra 2 kịch bản, trong đó kịch bản thứ nhất nhiều khả năng sẽ xảy ra là giá dầu và giá thịt lợn không tiếp tục tăng mà chỉ neo ở mức cao như hiện nay và lạm phát tổng thể tăng trung bình 0,14%/tháng - tương đương mức tăng trung bình của lạm phát cơ bản 6 tháng qua - thì lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm xuống mức 3,1% vào cuối năm nay, đồng thời lạm phát trung bình cả năm 2018 sẽ ở mức 3,4 - 3,5%.
Kịch bản thứ hai (ít có khả năng xảy ra) đó là, nếu giá dầu và giá thịt lợn tiếp tục tăng mạnh và lạm phát tổng thể tăng trung bình 0,37%/tháng- tương đương mức tăng trong 6 tháng đầu năm - thì lạm phát trung bình cả năm 2018 sẽ ở mức 3,8 - 3,9%. “Kịch bản này cho thấy, mục tiêu lạm phát vẫn có thể đạt được nếu giá dầu tăng lên đến 80 - 90 USD/thùng và giá lợn hơi lên mức 50.000 - 60.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Đức Độ phân tích.
Như vậy, nếu trong trường hợp hai mặt hàng là “ẩn số” nêu trên tăng cao thì lạm phát vẫn trong tầm tay của Chính phủ. Đây cũng là nhận định được nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ đồng tình tại hội thảo.
Tuy nhiên, không thể chủ quan trước diễn biến giá cả thị trường, đặc biệt khi nhiều hàng hóa thiết yếu của nước ta phụ thuộc vào sự “trồi sụt” của thị trường thế giới. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra bởi cũng có số ít ý kiến cho rằng, nếu kiểm soát được lạm phát dưới 4% đã là một thành công trong điều hành của Chính phủ.
Cùng với nhóm các giải pháp cụ thể, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã kiến nghị trong điều hành đối với từng mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến “rổ” hàng hóa khi tính toán CPI, đó là: Hàng nông sản, xăng dầu, điện, thuốc và vật tư y tế, dịch vụ giáo dục, vật liệu xây dựng và bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất... Có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bởi đây chính là giải pháp căn cơ, bền vững nhất để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát./.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 28/1/2024: SJC tiếp tục cao hơn thế giới gần 16,5 triệu đồng
- ·Party Congress to create new development momentum for Việt Nam: Chinese ambassador
- ·Việt Nam excellent as ASEAN Chair despite pandemic: Japanese expert
- ·Armed forces hold rehearsal in preparation for 13th National Party Congress
- ·Giá vàng hôm nay 2/5: Đồng USD tăng giá dữ dội, vàng giảm mạnh
- ·Preparations underway for upcoming elections
- ·Newly elected Party Central Committee members announced
- ·Educational sector achieves positive results
- ·Lãi suất tiết kiệm của ngân hàng 'lớn' tiếp tục đi xuống
- ·Argentine expert attributes Việt Nam’s successes to Party's sound leadership
- ·Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát
- ·Argentine expert attributes Việt Nam’s successes to Party's sound leadership
- ·13th National Party Congress concludes second working day
- ·Việt Nam appreciates UN Centre for Preventive Diplomacy for Central Asia’s operations
- ·Giải pháp cho ô nhiễm nhựa
- ·Việt Nam excellent as ASEAN Chair despite pandemic: Japanese expert
- ·More efforts made in crime prevention: officials
- ·Experts hail Việt Nam's achievements in renewal process
- ·7 kinh nghiệm xây dựng nhà thô chất lượng ở TP.HCM
- ·PM orders democratic, fair, safe organisation of general elections