【nhan dinh arsenal】Cơn ác mộng trên thị trường dầu mỏ
Giá dầu WTI của Mỹ lao dốc xuống mức âm ngày 21/4. |
Giá dầu không còn phản ánh được căng thẳng Vùng Vịnh | |
Cuộc đua giành quyền chi phối thị trường dầu mỏ | |
Thị trường dầu mỏ "điêu đứng" vì quyết định của OPEC |
Những người am hiểu thị trường dầu bình luận về hiện tượng này một cách khó tin rằng giá dầu WTI giao tháng 5/2020 giảm xuống mức dưới 0 USD/thùng đồng nghĩa mới việc khi mua “vàng đen” thì người mua còn được nhận thêm một khoản tiền kha khá.
Nếu xem xét kỹ thì việc giá dầu giảm xuống mức âm có nhiều lý do. Đó là cung hiện cao hơn nhiều so với cầu trên thị trường dầu do tác động của các lệnh phong tỏa mà nhiều nước trên thế giới áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Khi các kho dự trữ dầu đã “tràn trề” sẽ không còn chỗ để chứa thêm dầu trong khi đã đến thời điểm thực hiện hợp đồng và nhà đầu cơ buộc phải bán tháo dầu trên thị trường. Thêm vào đó,ơnácmộngtrênthịtrườngdầumỏnhan dinh arsenal cú lao dốc bất thường nói trên đã cho thấy rõ sự bất lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh (OPEC+) trong việc ổn định giá dầu.
Trong khi đó, tại Nga, giá dầu xuất khẩu chuẩn Urals của nước này đã rơi xuống ngưỡng âm ngay từ đầu tháng 4/2020. Giá dầu của Nga đã giảm xuống mức mà theo giải thích của hãng tin Argus Media, là khi trừ chi phí vận chuyển, thuế xuất khẩu và các chi phí khác thì người bán thậm chí còn phải bù thêm tiền. Đối với Nga, sự lao dốc của giá dầu xuống mức 0 USD/thùng sẽ khiến cho nước này phải đối mặt với “những khó khăn lớn”. Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt (mà giá cũng căn cứ theo giá dầu) chiếm 40% ngân sách của Nga. Mặc dù Nga vẫn còn hơn 700 tỷ USD dự trữ ngoại hối, song theo các chuyên gia, “số tiền này chỉ đủ để nước Nga sống trong 2 năm nếu không có thêm bất cứ nguồn thu ngân sách nào”.
Theo ước tính của hãng tin Bloomberg dựa trên dữ liệu của Bộ Tài chính Nga, trong tháng 5/2020, ngân sách Nga sẽ chỉ nhận được 1 USD cho mỗi thùng dầu bán ra nước ngoài.
Sự sụp đổ lịch sử của giá dầu này là một cú sốc mới đối với nền kinh tế thế giới vốn đang suy yếu, tiếp tục gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách lớn đối với một số nước khai thác dầu vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng trong thời gian qua, từ Saudi Arabia cho tới Canada.
Saudi Arabia, nước đã khiến giá dầu giảm mạnh khi tăng sản lượng khai thác trong năm 2020 để gây sức ép đối với Nga, cũng đang phải “cảm nhận nỗi đau của giá dầu”. Với giá dầu Brent ở mức dưới 25 USD/thùng, thâm hụt ngân sách dự kiến của Saudi Arabia sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm nay lên mức tương đương khoảng 10% GDP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự tính thu ngân sách của Saudi Arabia sẽ giảm xuống còn 26% GDP trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Mỹ cũng không tránh khỏi thiệt hại do giá dầu giảm mạnh. Công ty tư vấn BW Research Partnership, phân tích dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ kết hợp với dữ liệu khảo sát riêng của hãng, cho biết ngành dầu khí Mỹ trong tháng 3/2020 đã cắt giảm gần 51.000 việc làm trong lĩnh vực khoan dầu và hóa dầu. Giai đoạn vỡ nợ gần nhất của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ - khi giá dầu giảm xuống mức 26 USD/thùng - đã "góp phần" dẫn tới cuộc suy thoái sản xuất năm 2016.
Tình trạng “bắt đáy” của giá dầu này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế có lẽ là tồi tệ nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái, vốn đã dẫn đến việc cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích khác, làm suy yếu năng lực của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.
Dù giá nhiên liệu rẻ thường giống như một hình thức giảm thuế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, song với thực tế các hoạt động kinh tế-xã hội đang ngừng trệ do dịch Covid-19, sự mất giá này dường như sẽ có hại hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Ông Frederic Neumann, đồng Giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC Holdings Plc ở Hồng Kông (Trung Quốc) bình luận: “Giá dầu thô giảm xuống mức âm có thể nhất thời không phản ánh đúng thị trường, song đối với kinh tế thế giới, đây là lời nhắc nhở rằng hoạt động thương mại đang đình trệ và sẽ mất một khoảng thời gian để khôi phục”.
Giá dầu lao dốc tác động đến các nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Các quốc gia nhập khẩu dầu ròng thường sẽ thấy thu nhập hộ gia đình và chi tiêu gia tăng. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới song nền kinh tế nước này đã giảm tốc mạnh nhất trong nhiều thập niên qua trong quý I/2020. Các nền kinh tế mới nổi đứng đầu danh sách các nước khai thác dầu sẽ bị sụt giảm mạnh nguồn thu, phải chịu sức ép về tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và đẩy các doanh nghiệp tới cảnh phá sản.
Như vậy, cú sốc giá dầu lần này là chỉ dấu cho thấy hậu quả nặng nề dịch Covid-19 đối với các nước sản xuất dầu nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cháy căn hộ tầng 21 chung cư Văn Khê, cư dân hoảng loạn bỏ chạy
- ·Iran bàn kế hoạch trả đũa Israel, Mỹ gửi thêm quân đội hỗ trợ Tel Aviv
- ·Nạn “cò mồi” du lịch: Đừng để những “con sâu” làm rầu ngành du lịch Huế
- ·NBB tiếp tục phát hành trái phiếu chuyển đổi
- ·‘Ông lớn’ Saudi Aramco báo lợi nhuận giảm 25% vì Covid
- ·Cần chính sách gì để phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam?
- ·Khai thác hợp lý tuyến phố du lịch dịch vụ quanh Đại Nội
- ·Lên độn mà chơi
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý, xử lý các hình thức thanh toán điện tử phi pháp
- ·Giá vàng nhẫn "bốc hơi" hơn 2 triệu đồng/lượng
- ·Học tập và làm theo Bác góp phần đổi mới tác phong làm việc, thái độ phục vụ nhân dân
- ·Israel cảnh báo ‘chiến tranh tổng lực’ với Hezbollah
- ·Ukraine tấn công liên tiếp, tiêm kích Nga ‘vắng bóng’ ở 2 căn cứ tại Crưm
- ·“Kinh đô xưa
- ·Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam: Tổng cục Hải quan chỉ đạo nóng
- ·Huế đón gần 100 ngàn lượt khách trong 10 ngày của dịp nghỉ tết Nguyên đán
- ·Giá vàng chiều nay 06/12/2024: Vàng nhẫn giảm sâu
- ·Tạp chí Time hé lộ 'khó khăn' giữa Tổng thống Zelensky và bà Harris
- ·Chứng khoán ngày 12/6: Thị trường rung lắc mạnh, Vn
- ·Khảo sát xây dựng tour du lịch “Theo chân Bác Hồ thời niên thiếu ở Huế”