【kết quả lượt đi c1】Khởi sắc thị trường lúa gạo
Thị trường xuất khẩu lúa gạo có điều kiện thuận lợi,ởisắcthịtrườnglagạkết quả lượt đi c1 giá bán tăng tạo ra những tín hiệu tích cực cho nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Tiêu thụ lúa gạo thuận lợi là tín hiệu vui cho nông dân Hậu Giang và các tỉnh vùng ĐBSCL đang vào cao điểm thu hoạch lúa Đông xuân.
Trái hẳn với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác khi gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm, cũng như giá bán giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì lúa đang là một trong những cây trồng ít chịu tác động. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu gạo và giá bán rất thuận lợi ở những tháng đầu năm. Cụ thể, theo đại diện lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kết thúc tháng 2 vừa qua, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được hơn 900.000 tấn gạo, đạt trên 430 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ. Nổi bật là giá gạo từ sau Tết Nguyên đán đến nay được các doanh nghiệp trong nước ký hợp đồng với đối tác luôn tăng thêm từ 30-50 USD/tấn. Chính vì vậy, giá gạo luôn được điều chỉnh trong tuần và điều này ít có xảy ra khi trước đây là điều chỉnh trong tháng hoặc quý. Hiện tại, có không ít doanh nghiệp trong nước đã ký được hợp đồng lớn trong xuất khẩu gạo với nhiều nước và dự báo thị trường lúa gạo tiếp tục ổn định đến hết quý II tới.
Từ tình hình thuận lợi trên đã có sự tác động tích cực và đang mang lại “mùa vàng” cho nông dân tại các địa phương vùng ĐBSCL khi đang vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông xuân. Điển hình như tại tỉnh Hậu Giang, địa phương có diện tích xuống giống lúa Đông xuân đạt hơn 77.820ha thì đến thời điểm này nông dân nơi đây đã thu hoạch được hơn 61.300ha, với năng suất bình quân 7,78 tấn/ha. Trong đó, có không ít đơn vị của tỉnh như thị xã Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp đạt năng suất trên 8 tấn/ha và đây được xem là một trong những năm có năng suất lúa đạt cao nhất.
Nông dân phấn khởi khi thu hoạch lúa Đông xuân được mùa, được giá.
Vừa thu hoạch xong hơn 1,5ha lúa Đông xuân (giống OM 5451) của gia đình, bà Mai Hồng Thắm, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, vui mừng thông tin: “Tuy chưa cân lúa cho thương lái nhưng qua đếm số bao có được thì tôi đánh giá năng suất tầm 1,1 tấn/công (1.300m2), tăng hơn vụ lúa Đông xuân năm trước khoảng 200 kg/công. Hiện tại, không riêng gì ruộng của tôi mà cả cánh đồng lúa nơi đây đều đạt năng suất cao như vầy, thậm chí có hộ còn trúng hơn”.
Cùng với năng suất cao thì nông dân Hậu Giang còn có niềm vui về giá bán. Theo đó, qua ghi nhận từ đầu vụ thu hoạch lúa Đông xuân đến nay, với các giống lúa như: OM 5451, OM 4900, đài thơm 8, Jasmine 85, RVT, IR 50404… được thương lái cân lúa tươi tại ruộng có giá dao động từ 4.800-5.500 đồng/kg (tùy giống); riêng giống lúa ST 24 ở mức từ 7.400-7.500 đồng/kg. Giá lúa trên đã tăng bình quân từ 200 đến gần 1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Hoàng Thệ, canh tác hơn 1ha lúa tại ấp 4, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Do tình hình dịch hại ít và thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển nên vụ lúa Đông xuân năm nay, chi phí đầu tư cho một công chỉ tầm khoảng 2 triệu đồng. Như vậy, với năng suất và giá bán như trên, người dân có thể kiếm được nguồn lợi nhuận hấp dẫn từ 25-40 triệu đồng/ha”.
Mặc dù chưa kết thúc vụ thu hoạch, thế nhưng đến thời điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh đánh giá vụ lúa Đông xuân năm nay trên địa bàn tỉnh đã đạt thắng lợi trên các mặt, nhất là về năng suất, sản lượng và mức lợi nhuận cho nông dân. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Có được kết quả thắng lợi trong canh tác lúa thì ngoài yếu tố thời tiết còn phải đề cập đến việc bà con tuân thủ nghiêm theo lịch thời vụ xuống giống của ngành nông nghiệp nhằm né rầy và hạn chế nhiều loại dịch hại quan trọng khác. Bên cạnh đó, nông dân còn tăng cường sử dụng giống lúa chất lượng cao trong gieo sạ, cũng như áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từ khâu gieo sạ đến thu hoạch theo khuyến cáo của ngành. Qua đây, đã góp phần làm giảm chi phí đầu tư, tạo ra sản phẩm an toàn, từ đó nâng cao giá trị, bảo vệ môi trường sống.
Qua ghi nhận của Bộ NN&PTNT, vụ lúa Đông xuân 2019-2020, toàn vùng ĐBSCL xuống giống được hơn 1,5 triệu héc-ta lúa. Giống như nông dân Hậu Giang, hiện nhiều địa phương của vùng cũng đang đẩy mạnh thu hoạch lúa Đông xuân trong niềm phấn khởi lan tỏa là lúa trúng mùa, trúng giá. Năng suất lúa bình quân của toàn vùng tính đến giữa tháng 3 này đạt hơn 7 tấn/ha, tăng từ 0,2-0,4 tấn/ha so với cùng kỳ.
Đánh giá tình hình canh tác lúa Đông xuân tại cuộc họp trực tuyến mới đây với các địa phương trong cả nước để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Một điểm khá quan trọng khác trong việc góp phần tạo sự thắng lợi trong vụ lúa Đông xuân đang thu hoạch tại vùng ĐBSCL là các địa phương nơi đây đã xây dựng khung lịch thời vụ gieo sạ hợp lý. Theo đó, các địa phương đã tiến hành khuyến cáo người dân xuống giống sớm hơn trung bình hàng năm từ 10-30 ngày, đồng thời chủ động triển khai nhiều công trình và phi công trình ứng phó nên góp phần tránh ảnh hưởng đáng kể của tình hình hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo diễn ra gay gắt từ trước. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, thiệt hại về lúa do hạn, mặn của toàn vùng ĐBSCL chỉ khoảng 23.000ha với nhiều tỷ lệ thiệt hại khác nhau, giảm rất nhiều lần so với đợt hạn, mặn lịch sử của năm 2016.
Cũng theo ông Cường, trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và chưa dự báo được thời điểm kết thúc nên vấn đề lương thực, thực phẩm là hai nhóm phải đảm bảo đối với ngành nông nghiệp. Do đó, tranh thủ những mặt thuận lợi về thị trường đầu ra và đảm bảo an ninh lương thực, các địa phương, nhất là vùng ĐBSCL cần phát huy những mặt tích cực trong canh tác lúa để vừa đảm bảo về diện tích, năng suất, chất lượng vừa hạn chế thiệt hại do tình hình biến đổi khí hậu…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chùa Ba Vàng tổ chức cầu siêu kỷ niệm 71 năm ngày thương binh
- ·Xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động của các gia đình Việt
- ·Giao lưu trực tuyến: Ứng phó với dịch sởi ở TPHCM và khu vực phía Nam
- ·Ung thư phổi đã di căn có điều trị được không?
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: ‘Số nợ nhà thầu ở dự án Metro TP. HCM không quá nhiều’
- ·"Đại dịch" đái tháo đường trẻ hóa, BHYT Hà Nội chi 1.000 tỷ tiền điều trị
- ·Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
- ·Bệnh van tim kéo dài: Đừng để khi trái tim mệt mỏi mới bắt đầu quan tâm
- ·Nắng nóng: Sử dụng điều hòa ô tô sao cho tiết kiệm năng lượng
- ·VO2 Max là gì mà người tập luyện chạy bộ nào cũng nhắc tới?
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguồn nước sạch sông Đà bị ô nhiễm
- ·Chưa có con, người vợ trẻ bất ngờ phát hiện mắc cả 2 bệnh ung thư hiểm ác
- ·Bé gái 11 tuổi tử vong ở Cao Bằng mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- ·Gạc lau mi mắt Ocuvane Plus
- ·Lý do TP.HCM kiến nghị lùi thời hạn thu phí đậu xe dưới lòng đường đến 1/8
- ·Uống cà phê mỗi ngày có hại không?
- ·Vaccine sởi nào sẽ dùng để tiêm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi ở TPHCM?
- ·Ung thư tuyến giáp cần kiêng gì?
- ·Kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương có thể bị ‘thổi bay’ 211 tỷ USD vì virus corona
- ·Nhân viên Abbott Việt Nam hào hứng tham gia hiến máu tình nguyện